Mặc dù là một sinh vật tiến hoá cao, song không thể nói rằng con người đã đạt đến mức hoàn hảo. Chúng ta vẫn dễ bị tổn thương trước các dịch bệnh, chân không chạy nhanh như báo, cơ thể không dẻo dai như mèo, mũi không thính như chó, mắt không tinh như đại bàng… Vậy, con người có thể trở thành siêu nhân được không?
Trong các nỗ lực để hoàn thiện cũng như “sửa chữa” con người, liệu pháp gene là một hướng đi sáng giá. Một trong những nhà di truyền học hàng đầu thế giới, George Church, cho rằng chúng ta đang tới gần hơn lúc nào hết trong công nghệ biến đổi gene. Thử tưởng tượng DNA như các thành phần của một cỗ xe, việc “độ” các đoạn gene “xấu” hoặc gene sang các bản “tốt” hơn sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh hơn và có thể sống thọ hơn, chẳng hạn như tới 200 năm ?
Liệu con người có thể “bá đạo” như Superman…
Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không trở thành Superman, nhưng hoàn toàn có thể giống như Batman. Thử nghĩ đến cảnh chúng ta có những cơ bắp cực khoẻ, hoặc cơ thể không còn phát sinh mùi hôi, hoặc đánh lùi những căn bệnh tuổi già như Alzheimer, thậm chí là ung thư. Ai lại không muốn?
…hoặc mạnh mẽ và thông minh như Batman?
Song bạn đừng phấn khích quá sớm. Một công nghệ biến đổi gene mới được phát triển, CRISPR, hiện vẫn còn xa mức hoàn hảo. CRISPR về lý thuyết, tương tự thuật toán Find and Replace có trong các chương trình soạn thảo văn bản Word. Nó sẽ tìm những đoạn mã gene không tốt và thay vào đó những “dòng lệnh” tốt dưới sự lập trình của các nhà di truyền học. Tuy vậy, tính đến thời điểm này, độ chính xác của CRISPR hiện chỉ đạt 20%. Nó sẽ cần được hoàn thiện nhiều hơn nữa.
Nhưng bạn cũng đừng thất vọng. Ít nhất tính đến lúc này, theo Church, chúng ta đã có thể nghĩ đến việc thay thế 10 đoạn gene với các lợi ích sau:
Một trong những thành tựu tuyệt vời nhất của thế kỷ 20 là chúng ta đã cải thiện được đáng kể độ dài tuổi thọ. Tiến bộ y học, điều kiện sống được cải thiện, các chiến dịch chăm sóc sức khỏe cộng đồng và xóa sổ bệnh truyền nhiễm… đã giúp con người ngày một sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn khi về già.
Ít ai ngờ rằng vào năm 1900, tuổi thọ trung bình của toàn thế giới chỉ dừng lại ở con số 31. Đến giữa thế kỷ, một người trung bình cũng chỉ có thể sống tới năm 48 tuổi. Thế nhưng tới nay, dữ liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra: Tuổi thọ trung bình của toàn thế giới đã vượt mức 71 tuổi.
Một số người cho rằng xu hướng tăng tuổi thọ sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng, mọi người sẽ sống đến 150, 200 và thậm chí là 1.000 tuổi. Tuy nhiên, một nghiên cứu kém lạc quan hơn chỉ ra rằng chúng ta đang chạm tới điểm giới hạn của việc tăng tuổi thọ.
Thách thức vẫn là làm sao để có nhiều người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, vượt qua giới hạn cho phép của những công nghệ y tế hiện nay. Đó luôn là một đề tài hấp dẫn những nhà nghiên cứu, các bác sĩ và thậm chí là những doanh nghiệp startup.
Ngay tại thời điểm này, đã có rất nhiều dự án hứa hẹn giúp con người tiếp tục cải thiện tuổi thọ. Nhìn vào đó, chúng ta có thể biết được phần nào tương lai trong 10 năm tới. Nếu tuổi thọ con người vẫn sẽ tiếp tục được kéo dài, điều đó sẽ được thực hiện như thế nào? Chúng ta phải cảm ơn những ai và vì điều gì?
Nghiên cứu kéo dài tuổi thọ gần như hoàn toàn nằm trong lĩnh vực y tế cộng đồng, nghĩa là tìm ra cách đề ngăn chặn bệnh tật khi chúng chưa xảy ra, đồng thời kết nối những bệnh nhân hiện tại với phương pháp điều trị hiệu quả nhất, trong thời gian sớm nhất.
Hầu hết các bác sĩ và chuyên gia chính sách đồng ý rằng đây là lĩnh vực tiềm năng lớn trong y học, có thể giúp con người kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên trớ trêu thay, y tế cộng đồng không dễ dàng nhận được tài trợ.
Lí do vì mọi người luôn coi trọng việc một bệnh nhân đã mắc bệnh và cần một loại thuốc mới, hơn là khi chuyên gia y tế cộng đồng nói rằng 500 người đang khỏe mạnh nhưng có thể nhiễm bệnh, nhưng cũng có thể không.
Nếu tiếp xúc nhiều với phương tiện truyền thông, bạn có thể thấy hứng thú với những câu chuyện một vài người có thể sống tới 200 tuổi. Nhưng trên thực tế, những nghiên cứu thú vị và thực tiễn nhất, để tiếp tục gia tăng tuổi thọ trung bình của con người, lại là giúp những ai lẽ ra chỉ sống tới 50 tuổi, nhưng giờ có thể trải qua sinh nhật thứ 70 của mình.
Khi một số người nghĩ về những nghiên cứu kéo dài tuổi thọ, họ sẽ tưởng tượng ra những khung cảnh như phim viễn tưởng: Một cỗ máy có thể chỉnh sửa gen người, một lồng kính trong đó chứa những người ngủ đông hay chuyển não bộ sang một cỗ máy…
Thế nhưng, bạn có biết rằng nỗ lực để kéo dài tuổi thọ có thể đơn giản hơn nhiều. Một trong số đó đã từng được thực hiện từ năm 1964, khi Tổng Y sĩ Hoa Kỳ, bác sĩ Luther Terry, công bố một nghiên cứu chứng minh rằng: Thuốc lá gây ung thư.
Suốt những thập kỷ sau đó, thuốc lá, từ một hình tượng tuyệt vời cho những người đàn ông sang trọng, trở thành một thứ bị nguyền rủa. Nó trở thành chủ đề nóng hổi cho mọi chính sách công và chiến dịch cải thiện nhận thức công chúng. Cả thế giới khi đó hạn chế hút thuốc lá.
Kết quả là gì? 20 triệu người đã chết trước tuổi 50 vì thuốc lá. Nhưng 8 triệu người khác đã được cứu sống. Những người kiểm soát lại thói quen hút thuốc của họ đã tăng trung bình tới 20 năm tuổi thọ.
Cho tới nay, vẫn còn một chặng đường rất dài mà chúng ta có thể làm với thuốc lá. Nhưng ví dụ trong quá khứ là minh chứng cho việc tuổi thọ con người có thể được gia tăng mạnh mẽ đến thế nào.
Câu hỏi đặt ra lúc này là: Những tiến bộ lớn trong nhiệm vụ kéo dài tuổi thọ con người sẽ trông như thế nào trong 10 năm tới? Không ai biết trước được tương lai, nhưng chúng ta hãy cùng điểm qua những kịch bản khả thi nhất:
Nếu như trong thế kỷ 20, việc chống lại thuốc lá đã cứu sống được hàng triệu người, thì ở thế kỷ 21, một nỗ lực thay đổi lối sống khác cũng có thể thực hiện điều tương tự.
Mục tiêu lúc này của chúng ta không phải là cai thuốc lá, mà là kiêng đường.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ đường là một trong những khía cạnh nguy hiểm nhất của chế độ ăn. Đường tàn phá cơ thể, gây béo phì, tiểu đường và rút ngắn tuổi thọ. Có những sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa đường của thế kỷ 21 và thuốc lá trong thế kỷ 20.
Một nghiên cứu mới công bố chỉ ra rằng ngành công nghiệp đường đã mua chuộc các nhà khoa học để lừa dối chúng ta suốt 5 thập kỷ, che mờ đi tác hại của việc tiêu thụ đường. Điều này giống hệt những gì mà ngành công nghiệp thuốc lá đã từng làm trước đó để đánh lạc hướng tác hại từ khói thuốc.
Ngày nay, nếu một người nào đó quyết định kiêng đường, họ sẽ có xu hướng sống lâu hơn đáng kể, so với những người vẫn tiêu thụ chúng thường xuyên.
Những nỗ lực chính để kiểm soát lượng đường mà người dân tiêu thụ đã đang được tiến hành. Nhiều quốc gia đã nghĩ đến việc đánh thuế đồ uống có đường. Mới đây ở Mỹ, đồng loạt 4 thành phố đã quyết định sẽ đánh thuế nước ngọt.
Trước đó, Philadelphia đã trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ đánh thuế nước ngọt. Họ đã nhận được những bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng quyết định này có thể cứu sống rất nhiều người.
Trong tất cả những nỗ lực giúp con người kéo dài tuổi thọ, cuộc đấu tranh chống lại đường sẽ là mặt trận hứa hẹn nhất. Các dự đoán chỉ ra cuộc sống của chúng ta có thể kéo dài thêm sau 5 thập kỷ tiếp theo, nếu cuộc chiến chống lại đường làm được những điều tương tự như cuộc chiến chống lại thuốc lá.
Trong thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của con người được kéo dài nhờ một phần lớn vào nỗ lực chiến đấu với các dịch bệnh nguy hiểm. Những căn bệnh, trong quá khứ, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm, nhưng hoặc là chúng ta đã kiểm soát và giảm được sự tàn phá của chúng, hoặc là chúng ta đã hoàn toàn quét sạch chúng.
Hai ví dụ điển hình nhất là sự thành công từ những chiến dịch y tế cộng đồng và tiêm chủng mở rộng đã xóa sổ hoàn toàn bệnh đậu mùa và gần như toàn bộ bệnh bại liệt. Gần đây hơn, nỗ lực từ quỹ Carter Foundation của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã giúp chúng ta xóa sổ hoàn toàn căn bệnh thứ hai sau đậu mùa, đó là bệnh nhiễm kí sinh giun chỉ.
Trong thế kỷ 21, gần như chúng ta đã có thể chạm tay vào nút khai tử với bại liệt, nhưng còn một mục tiêu nào lớn hơn? Đó là xóa sổ sốt rét.
Cuộc chiến của con người với bệnh sốt rét đã diễn ra trong nhiều thế kỷ và ở khắp nơi trên thế giới. Tại nhiều khu vực, loài muỗi mang kí sinh trùng đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong khi đó, những nỗ lực để điều trị bệnh tiếp tục được cải thiện. Kết quả là đầu thế kỷ 21, tỉ lệ tử vong do nhiễm kí sinh trùng sốt rét đã giảm tới 60%.
Tỷ phú Bill Gates đang tài trợ một dự án đánh bại sốt rét với hi vọng con người sẽ chiến thắng chúng sớm hơn nữa. Ngoài ra, có rất nhiều dự án và ý tưởng táo bạo cũng đang được thực hiện để hướng đến mục tiêu xóa sổ sốt rét. Một trong số đó là việc tạo ra những thế hệ muỗi biến đổi gen, vô sinh, hoặc chứa kháng thể sốt rét và thả chúng vào môi trường. Việc này sẽ phá vỡ trận địa sốt rét trên toàn cầu một cách tự nhiên và thầm lặng.
Nếu trong 10 năm tới, chúng ta tiếp tục có xu hướng thành công trong kiểm soát sốt rét, đó sẽ là một tin vui cho toàn thế giới.
Trở lại thế kỷ 21 và những giấc mơ viễn tưởng, ở thung lũng Silicon cũng có không ít người đang nung nấu những ý tưởng táo bạo. Tỷ phú Peter Thiel là một ví dụ, ông bày tỏ sự quan tâm rất lớn tới những công ty đang làm việc trong lĩnh vực “parabiosis”. Về cơ bản thì parabiosis làm việc trên ý tưởng truyền máu của người trẻ cho người già, nó có thể giúp họ trẻ lại và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa thung lũng Silicon là những con người ở đây không chỉ dừng lại ở mơ ước. Nếu đã có ý tưởng, họ sẽ thực hiện chúng thông qua các tài trợ nghiên cứu hoặc theo đuổi các giải pháp công nghệ kỹ thuật.
Tháng 9 vừa rồi, Mark Zuckerberg cùng vợ Priscilla Chan cam kết dành 3 tỷ USD cho một kế hoạch vĩ đại. Họ muốn mọi căn bệnh đều có thể được chữa khỏi vào cuối thế kỷ này, nghĩa là bao gồm cả ung thư. Nếu bạn muốn so sánh, 3 tỷ USD sẽ chỉ bằng một phần 10 số tiền mà Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ chi cho các nghiên cứu hàng năm. Nhưng Mark là người biết dùng tiền một cách đúng chỗ và sáng tạo.
Thay vì chỉ bơm tiền vào các nghiên cứu y học hiện có, Mark và Chan dựa vào quỹ của họ để thiết lập một hệ thống đầu tư và giải thưởng cho các dự án táo bạo. Họ cũng sẽ tài trợ cho các dự án hài hạn, có rủi ro cao, các dự án khoa học cơ bản và kết nối các bác sĩ và kỹ sư.
Mục tiêu của Mark và Chan không phải là cải thiện các phương pháp y tế và các loại thuốc men hiện có, họ muốn tạo ra một môi trường hoàn toàn mới trong cách mà con người chiến đấu với bệnh tật. Nếu điều đó trở thành sự thật, chúng ta phải định nghĩa lại mọi hướng đi của y học hiện đại.
Đó sẽ là một câu chuyện rộng lớn hơn. Không phải chỉ là việc tìm cách chiến đấu với những căn bệnh một khi nó đã xảy ra, nghiên cứu y khoa sẽ phải tập trung ngày càng nhiều hơn vào nguồn gốc khởi phát của bệnh tật. Mục đích cuối cùng sẽ là giúp chúng ta sống lâu hơn, khỏe mạnh và an toàn hơn.
Trong tuyên bố của mình, Mark và Chan đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của họ với ý tưởng giám sát máu chủ động. Đó là việc phát triển công nghệ, chẳng hạn thông qua một miếng dán hoặc thiết bị cấy ghép, có thể cho phép chúng ta theo dõi chất lượng máu một cách tự động, thường xuyên và chính xác trong suốt cả cuộc đời.
Điều này sẽ cho phép phát hiện bệnh nhiễm trùng hoặc thậm chí ung thư ngay ở thời điểm nó khởi phát. Và bởi vậy, mọi căn bệnh có thể được điều trị dễ dàng hơn.
Mặc dù rất có triển vọng, giám sát máu chủ động sẽ phải giải quyết những thách thức tương đối lớn.
Trước hết, chúng ta đều biết bệnh tật là tiềm ẩn, nếu một số lượng lớn các kết quả dương tính xuất hiện một lúc, nó sẽ gây hoang mang cho người bệnh và đặt một áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe. Bởi vậy, một thiết bị giám sát máu chủ động phải đạt được độ siêu chính xác, nếu nó muốn được áp dụng trên thị trường.
Thứ hai, công nghệ cao, đơn giản và chính xác không bao giờ đi đôi với một mức giá hợp lý, nhất là ở điểm khởi đầu của nó. Chúng ta đã từng phát triển những thiết bị xét nghiệm giá rẻ, đơn giản và không đau, nhưng không phải chúng đều làm việc tốt.
Mặc dù vậy, khi nói đến những công nghệ giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ, giám sát máu chủ động vẫn sẽ là một ý tưởng rất tiềm năng trong tương lai gần
Rất nhiều yếu tố khiến cuộc sống của chúng ta không thể kéo dài hơn nằm trong bản chất di truyền. Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra những thay đổi trong cấu trúc gene chính là một trong những điều thúc đẩy quá trình lão hóa.
Để mở ra con đường can thiệp vào quá trình này, chúng ta đã có một công cụ khá hiệu quả, thậm chí là giá rẻ: CRISPR-Cas9. Kỹ thuật chỉnh sửa gene này được coi là thứ đang cách mạng hóa nền sinh học. Ngay tuần trước, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lần đầu tiên công bố thử nghiệm thành công CRISPR trên con người.
Đó hẳn là một bước tiến lớn, mở ra cả một thập kỷ tươi sáng phía trước. CRISPR có thể được sử dụng để kéo dài cuộc sống của những người bị ảnh hưởng nặng nề từ gene bị biến đổi. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể hoài nghi rằng 10 năm vẫn quá ngắn để một công nghệ chỉnh sửa gene xuất hiện đại trà.
Unity Biotechnology là một công ty startup táo bạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Với khoản đầu từ hơn 100 triệu USD, họ đang hướng đến mục tiêu giúp những người già sống khỏe mạnh hơn.
Con đường để thực hiện điều đó như thế nào? Chúng ta biết rằng các tế bào trong cơ thể có một cơ chế khẩn cấp. Nó sẽ tự dừng mọi hoạt động của mình, một khi đã làm việc đến kiệt sức.
Điều này thực chất là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Bởi khi đã làm việc quá nhiều, tế bào phải đối mặt với những tổn thương di truyền và đột biến gen tích lũy theo thời gian. Không ngừng hoạt động và tiếp tục phân chia, nó sẽ tạo ra một dịch bệnh trong cơ thể, bởi các đột biến có thể lây lan khắp mọi nơi.
Kết quả là gì, đột biến sẽ khiến bạn tăng nguy cơ ung thư. Bởi vậy, tế bào phải dừng hoạt động và phân chia. Chúng được gọi là tế bào lão hóa và ngày càng xuất hiện nhiều hơn khi bạn có tuổi.
Nhưng Unity Biotechnology đã thực hiện thí nghiệm trên chuột và phát hiện ra rằng, nhiều khi, các tế bào đã dừng hoạt động quá sớm. Họ tin tưởng rằng đa số tế bào lão hóa có thể được kéo dài thêm thời gian phục vụ mà vẫn đảm bảo rằng chúng còn khỏe mạnh và không gây thiệt hại cho cơ thể.
Điều đó có nghĩa là gì? Không hẳn là việc kéo dài tuổi thọ, nhưng Unity Biotechnology muốn mọi người già đều trẻ trung hơn, có sức khỏe tốt hơn một khi tế bào của họ không bị lão hóa. Công ty đã từng xuất bản những nghiên cứu rất hứa hẹn trên động vật trước đây. Dự kiến, họ sẽ thực hiện thử nghiệm trên người vào năm tới.
Hiện nay, công nghệ giải mã gene có thể tầm soát được 22.000 đột biến gen ung thư di truyền (germline) trên cơ thể người.
Công nghệ giải mã gene có thể tầm soát được 22.000 đột biến gene ung thư di truyền. (Ảnh: BTC)
Trong mô hình bệnh tật hiện nay thì bệnh ung thư là một bệnh rất nguy hiểm, là mối lo lắng, gánh nặng bệnh tật của toàn nhân loại, “tử thần” này không trừ một ai.
Tuy nhiên, nhờ những nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, tỷ lệ điều trị thành công bệnh ung thư hiện nay đã tăng gấp đôi so với những năm 1970.
Tiến sỹ Phan Minh Liêm – Thành viên Hiệp hội Di truyền Y khoa Hoa Kỳ đã nhấn mạnh như vậy khi báo cáo tại hội nghị khoa học thường niên ứng dụng công nghệ gene trong chẩn đoán, điều trị, diễn ra chiều 27/12 tại Hà Nội.
[Công nghệ chỉnh sửa gene thắp hy vọng cho nhiều bệnh nhân]
Theo ước tính của Tổ chức Ung thư toàn cầu Globocan, năm 2018 có 18,1 triệu trường hợp mắc bệnh ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư. Trong đó, tại châu Á số ca ca ung thư mắc mới chiếm 48% (8.751.000 trường hợp) và số ca tử vong ở châu Á là 57% (5.477.000 trường hợp).
Với báo cáo “Ứng dụng của công nghệ Gene trong tầm soát và điều trị ung thư,” tiến sỹ Phan Minh Liêm chia sẻ về công nghệ giải mã gene giúp tìm kiếm các biện pháp theo dõi và can thiệp sớm cho từng ca bệnh.
Tiến sỹ Liêm chỉ rõ, ung thư do nhiều nhóm nguyên nhân gây nên như nhóm tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn HP, bệnh lý…), hóa học (thuốc lá, rượu bia, ô nhiễm, thuốc bảo vệ thực vật…), vật lý (phóng xạ, tia tử ngoại…). Các tác nhân này gây đột biến gene và hệ quả là gây ung thư.
Hiện nay, công nghệ giải mã gene có thể tầm soát được 22.000 đột biến gene ung thư di truyền (germline) trên cơ thể người.
Bên cạnh việc “vạch mặt” những gene tăng nguy cơ mắc ung thư, tại hội nghị, tiến sỹ Liêm chỉ ra gene kháng kháng ung thư. Đây là loại đột biến di truyền trội, nếu người mang gene này trong cơ thể sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư: 50% trước 40 tuổi và 90% trước 60 tuổi. Nguy hiểm hơn khi cơ thể chứa gene kháng kháng ung thư còn có khả năng kháng hóa trị và kháng xạ trị cao, cũng như làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư nguy hiểm.
Theo tiến sỹ Liêm, để biết cơ thể có chứa các đột biến gene hay không thì cách làm hiện đại nhất và có cơ sở khoa học hiện nay là công nghệ giải mã gene. Công nghệ này tạo ra một cuộc cách mạng trong y học về kiểm soát dễ dàng gene ung thư trong tầm tay. Từ việc xác định đột biến gene trong cơ thể ở giai đoạn sớm giúp người bệnh được tư vấn biện pháp theo dõi và can thiệp sớm, giảm phát sinh bệnh do đột biến gene ung thư di truyền, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh.
Hội nghị là dịp để 800 thạc sỹ, bác sỹ đến từ các bệnh viện, phòng khám trên cả nước có cơ hội được cập nhật kiến thức mới nhất về những ứng dụng công nghệ giải mã gene trong tầm soát và điều trị ung thư, từ đó nâng cao khả năng điều trị, phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư cho người dân.
Là căn bệnh bệnh lành tính song Polyp túi mật có thể biến chứng thành ung thư túi mật nếu như không điều trị kịp thời. Những dấu hiệu và cách điều trị polyp túi mật dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về căn bệnh này.
Polyp túi mật (hay còn gọi là u túi mật), là một dạng các u hoặc u giả mọc lên ở niêm mạc túi mật. Polyp túi mật thường được phát hiện trên siêu âm.
Đa số các polyp túi mật là vô hại, chúng chỉ là các khối cholesterol được tích tụ chứ không phải là các tế bào ung thư. Tuy nhiên, polyp túi mật cũng có thể là các khối u nhỏ, một số trong đó có thể là ung thư trong khi những khối khác là u lành tính. Những khối u nhỏ này có thể nhô ra từ bên trong các thành của túi mật.
Khi nói đến polyp túi mật, kích thước chắc chắn rất quan trọng: polyp càng lớn, càng có nguy cơ ung thư túi mật. Polyp lớn hơn 1 cm có nhiều khả năng là ung thư, vì vậy các bác sĩ thường khuyên cắt bỏ túi mật ở bệnh nhân có polyp túi mật lớn. Những polyp nhỏ hơn ít có khả năng phát triển thành ung thư.
Polyp túi mật có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cả.
Polyp túi mật có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cả. Nhưng căn bệnh có thể gây ra cơn đau quặn mật (đau bụng từ túi mật). Cơn đau này thường do sỏi mật, nhưng nếu không tìm thấy sỏi mật, polyp túi mật có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Polyp túi mật là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Mặc dù hầu hết các polyp túi mật là lành tính, nhưng một số trường hợp là ung thư. Nếu như không phát hiện và điều trị polyp túi mật dạng ung thư, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể mắc các biến chứng.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh polyp túi mật vẫn chưa được biết rõ. Những khối u này thường lành tính nhưng không lúc nào cũng vậy, thậm chí còn có một số bằng chứng cho thấy tuổi của người, sỏi mật hoặc polyp có kích thước lớn cũng có thể tiến triển thành ác tính. Tuy nhiên, vì khối u thường không được chẩn đoán cho đến khi siêu âm bụng hoặc phẫu thuật túi mật, bạn phải hiểu biết về căn bệnh để ứng phó kịp thời.
Polyp túi mật có thể ảnh hưởng bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát polyp túi mật bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Polyp túi mật là khối u trong túi mật. Hiện nay chúng ta có rất ít thông tin về các yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của polyp túi mật. Tuy nhiên, sự hình thành polyp túi mật có liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo. Mối quan hệ giữa polyp túi mật và bệnh sử gia đình của một số bệnh cho thấy các bằng chứng để thực hiện một số nghiên cứu di truyền.
Bệnh nhân có hội chứng polyposis bẩm sinh như Peutz-Jeghers và hội chứng Gardner cũng có thể phát triển polyp túi mật.
Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân polyp túi mật ác tính bao gồm độ tuổi trên 60, sỏi mật, viêm đường mật nguyên phát. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ polyp bao gồm kích thước lớn hơn 6 mm, duy nhất và không có cuống.
Để có được một cái nhìn rõ về túi mật, các bác sĩ thường thực hiện phương pháp siêu âm.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để có được một cái nhìn rõ về túi mật, các bác sĩ thường thực hiện phương pháp siêu âm. Bạn có thể nhìn thấy polyp túi mật trên hình ảnh siêu âm và sau đó tính toán được kích thước (và độ nguy hiểm của khối polyp) của khối u.
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hoặc quét chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể giúp đánh giá được khả năng phát triển thành tế bào ung thư trong polyp túi mật lớn hơn. Bạn có thể thực hiện cả hai hình thức xét nghiệm này để liên tục theo dõi polyp túi mật nhằm phát hiện bất kỳ thay đổi đáng ngờ nào có thể cho thấy đó là ung thư túi mật.
Về cơ bản, bạn có hai lựa chọn: Xem xét và chờ đợi hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Polyp rất nhỏ, những khối u dưới cm (hoặc ít hơn 1,5cm, theo một số nghiên cứu), bạn có thể không cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật, thay vào đó có thể theo dõi thường xuyên bằng cách quét và tái đánh giá bất kỳ thay đổi đáng ngờ nào có thể cho thấy đó là ung thư túi mật.
Polyp có kích thước lớn hơn 1cm có nhiều khả năng trở thành ung thư, đặc biệt là những polyp có kích thước lớn hơn 1,5cm – các polyp này có khả năng từ 46 đến 70% chứa các tế bào ung thư.
Bạn nên tiến hành theo dõi polyp túi mật nhỏ hơn 1,5cm mỗi 3-6 tháng đến hai năm, sau đó có thể ngưng nếu không có thay đổi nào trong các polyp. Không khuyến cáo điều trị polyp kích thước nhỏ hơn 0,5cm bằng cách cắt bỏ túi mật. Trong polyp túi mật kích thước nhỏ, nguy cơ ung thư túi mật là cực kỳ hiếm.
Bạn có thể điều trị polyp túi mật ung thư bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đối với polyp túi mật lớn, bác sĩ cũng sẽ đề nghị cắt bỏ túi mật để ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Quyết định làm thế nào để điều trị polyp túi mật đòi hỏi sự cân bằng kỹ lưỡng giữa các rủi ro tiềm tàng của phẫu thuật với các rủi ro tiềm ẩn của sự phát triển ung thư túi mật. Bạn có thể chú ý đến nguy cơ ung thư nói chung và thường xuyên theo dõi tình trạng của polyp túi mật để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất béo và chất xơ lành mạnh để giúp ngăn ngừa sỏi mật. Ngũ cốc đã tinh chế (tìm thấy trong ngũ cốc có đường, gạo trắng, bánh mì và mì ống) và đường được cho là có nguy cơ cao gây ra bệnh túi mật. Bác sĩ cũng khuyến nghị bạn nên ăn các loại ngũ cốc như gạo nâu, bánh mì nguyên chất, chất béo từ cá và dầu ô liu.
Bên cạnh đó, khi bị polyp túi mật, bạn nên kiêng các thực phẩm có chứa chất béo “xấu” như:
Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Đây là hiện tượng các tế bào cơ tim bị tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng viêm, hoại tử tế bào cơ tim.
Viêm cơ tim là tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính của cơ tim mà trong đó, tế bào viêm có mặt đồng thời với hiện tượng cơ tim bị hoạt tử trong cùng một đơn vị cơ tim. Viêm cơ tim có thể biểu hiện dưới nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau, từ khó thở mức độ vừa, đau ngực không đỡ với các điều trị đặc hiệu đến sốc tim và tử vong. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim giãn với suy tim mãn tính.
Viêm cơ tim có thể biểu hiện dưới nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.
Viêm cơ tim do các tác nhân nhiễm trùng:
Viêm cơ tim có thể xảy ra do các tác nhân không nhiễm trùng: thuốc nhóm anthracycline (Daunorubicin, Adriamycin), cocaine, CO, bệnh lupus, viêm mạch tế bào khổng lồ, Takayasu,..
Triệu chứng viêm cơ tim có thể từ nhẹ đến rất nặng. Các triệu chứng thường gặp của viêm cơ tim:
Điều trị viêm cơ tim có thể chỉ điều trị nội khoa nhưng cũng có thể phải hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể trong những trường hợp sốc tim. Trong những trường hợp này, tỉ lệ tử vong rất cao, chi phí điều trị lớn.
Bệnh gút được đặc trưng bởi sự tăng cao nồng độ acid uric trong máu dẫn tới lắng đọng tinh thể monosodium urat (MSU) cục bộ ở mô hoặc trong khớp.
Gout (hay gút) là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là đàn ông độ tuổi trung niên.
Biểu hiện người mắc bệnh gút là xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và đau ở khớp, thường là khớp ở ngón chân, xương bàn chân… nếu không chữa trị có thể gây biến chứng nguy hiểm tới các cơ quan khác như thận, gan, tim.
Nếu cảm thấy đau đột ngột, dữ dội ở khớp, hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời nếu mắc phải.
Bệnh gút xảy ra khi các tinh thể urát tích tụ trong khớp, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội.
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận đào thải qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric. Khi đó, axit uric tích tụ, hình thành các tinh thể urát trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.
Ảnh minh họa internet
Các biến chứng do dùng corticoid:
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh Gout có thể bao gồm:
Các tinh thể urát lắng đọng bao quanh các khớp.
Sau khi chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp:
Sử dụng một số loại thực phẩm đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm nồng độ axit uric, bao gồm:
Một lối sống lành mạnh sẽ phòng ngừa được bệnh gout tấn công:
Viêm phổi là căn bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ và người già. Căn bệnh này có thể do virus, vi khuẩn gây nên. Vì thế nhiều gia đình có người mắc bệnh đều rất quan tâm tới vấn đề liệu bệnh viêm phổi có lây không và phòng ngừa thế nào.
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng làm viêm túi khí ở một hoặc cả hai phổi. Các túi khí có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và khó thở. Một loạt các sinh vật, bao gồm vi khuẩn, vi rút và nấm, có thể gây viêm phổi.
Viêm phổi có thể ở mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Căn bệnh này nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già trên 65 tuổi và những người có vấn đề về sức khỏe hoặc hệ thống miễn dịch yếu. Viêm phổi có lây không? Câu trả lời là “Có”, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ em.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thay đổi từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào các yếu tố như loại vi trùng gây nhiễm trùng, tuổi và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ thường tương tự như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng chúng sẽ kéo dài hơn bình thường.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi có thể bao gồm:
Trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh có thể không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Hoặc chúng có thể nôn mửa, sốt và ho, bồn chồn hoặc mệt mỏi và không có năng lượng, hoặc khó thở và gặp khó khăn khi ăn uống.
Gặp bác sĩ nếu bạn khó thở, đau ngực, sốt kéo dài 102 độ F (39 độ C) hoặc cao hơn, ho dai dẳng, đặc biệt nếu bạn ho ra mủ.
Điều đặc biệt quan trọng là những người trong các nhóm nguy cơ cao dưới đây phải gặp bác sĩ:
Đối với một số người lớn tuổi và những người bị suy tim hoặc gặp các vấn đề về phổi mãn tính, viêm phổi có thể nhanh chóng trở thành một tình trạng đe dọa tính mạng.
Viêm phổi có lây không? Câu trả lời là “Có”.
Nhiều loại vi trùng có thể gây ra viêm phổi. Phổ biến nhất là vi khuẩn và virus trong không khí chúng ta hít thở. Cơ thể thường ngăn chặn những vi trùng này lây nhiễm vào phổi, nhưng đôi khi chúng có thể chế ngự hệ thống miễn dịch, ngay cả khi sức khỏe tổng quan đang khỏe mạnh. Viêm phổi được phân loại theo các loại vi trùng gây ra nó và nơi bệnh nhân bị nhiễm trùng:
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện: Một số người bị viêm phổi trong thời gian nằm viện vì bệnh khác. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện có thể nghiêm trọng vì vi khuẩn gây ra nó có thể kháng thuốc kháng sinh nhiều hơn và vì những người mắc bệnh đã bị bệnh. Những người đang sử dụng máy thở có nguy cơ cao mắc loại viêm phổi này.
Viêm phổi mắc phải do chăm sóc sức khỏe là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở những người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn hoặc được chăm sóc tại các phòng khám ngoại trú, bao gồm các trung tâm lọc thận. Giống như viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, viêm phổi mắc phải do chăm sóc sức khỏe có thể được gây ra bởi vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh cao hơn.
Viêm phổi hít xảy ra khi bạn ăn thức ăn, uống, nôn hoặc chảy nước bọt vào phổi. Viêm phổi hít có nhiều khả năng xảy ra nếu một cái gì đó làm rối loạn phản xạ miệng bình thường, chẳng hạn như chấn thương não hoặc gặp vấn đề nuốt, sử dụng quá nhiều rượu hoặc ma túy.
Viêm phổi có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Nhưng hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất là:
Ngay cả khi được điều trị, một số người bị viêm phổi, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể gặp các biến chứng, bao gồm:
Bệnh viêm phổi nói chung là không lây nhiễm, nhưng các virus và vi khuẩn gây viêm phổi có thể lây nhiễm sang người khác. Một số virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên (cổ họng và mũi) sẽ gây biến chứng là viêm phổi. Để ngừa lây lan virus, tốt nhất là bạn nên bảo vệ bé khỏi người xung quanh (hoặc các thành viên trong nhà) mắc bệnh về cổ họng và mũi. Không cho bé dùng chung quần áo, khăn mặt hoặc những vật dụng khác với người nhà, anh (chị) của bé hoặc những bé khác.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan và có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ. Bệnh viêm phổi có thể lây truyền từ bệnh nhân sang những người xung quanh. Bệnh nhân viêm phổi có thể phát tán mầm bệnh như virut, vi khuẩn, nấm… qua những hạt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi ho, hắt hơi hay nói chuyện…
Hãy chắc chắn rằng trẻ em được tiêm phòng. Các bác sĩ khuyên dùng các loại vắc-xin viêm phổi khác nhau cho trẻ dưới 2 tuổi và cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn đặc biệt. Các bác sĩ cũng khuyên nên tiêm phòng cúm cho trẻ lớn hơn 6 tháng.
Theo: Khám Phá
Bệnh Lyme là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể hươu nai truyền sang người và động vật.
Bệnh này là bệnh lây truyền qua bọ chét được báo cáo thường xuyên nhất tại Hoa Kỳ.
Bệnh lyme thường hiếm gặp, có khả năng mắc bệnh nếu sống hoặc dành thời gian ở những vùng cỏ, nhiều cây cối nơi bọ chét mang bệnh lyme phát triển mạnh. Căn bệnh lạ lyme hiếm gặp nếu khó chẩn đoán để lại hậu quả nghiêm trọng, nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như:
Vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường trong các khu vực bị nhiễm ve. Nếu mắc bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Một vết sưng nhỏ, màu đỏ, tương tự như vết sưng của vết muỗi đốt, thường xuất hiện ở vị trí vết cắn hoặc loại bỏ bọ ve và giải quyết trong vài ngày. Điều này xảy ra bình thường không chỉ ra bệnh Lyme.
Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng này có thể xảy ra trong vòng một tháng sau khi bạn bị nhiễm bệnh:
Dấu hiệu của bệnh lyme là một vết sưng nhỏ, màu đỏ, tương tự như vết sưng của vết muỗi đốt.
Nếu không được điều trị, các dấu hiệu và triệu chứng mới của nhiễm trùng Lyme có thể xuất hiện trong vài tuần tới vài tháng. Bao gồm các:
Vài tuần sau khi bị nhiễm bệnh, một số người phát triển:
Bệnh Lyme được điều trị tốt nhất trong giai đoạn đầu. Điều trị sớm là một đợt điều trị bằng kháng sinh đường uống 14 đến 21 ngày đơn giản để loại bỏ tất cả các dấu vết nhiễm trùng. Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh Lyme bao gồm:
Bệnh Lyme dai dẳng hoặc mãn tính được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ 14 đến 21 ngày. Mặc dù phương pháp điều trị này giúp loại bỏ nhiễm trùng, các triệu chứng của bạn cải thiện chậm hơn.
Sau khi điều trị kháng sinh, một số ít người vẫn có một số triệu chứng, chẳng hạn như đau cơ và mệt mỏi. Nguyên nhân của những triệu chứng tiếp tục này, được gọi là hội chứng bệnh sau Lyme và điều trị bằng nhiều loại kháng sinh không giúp ích gì.
Tác hại của sóng điện từ có thể gây ra nhiều vấn đề lớn đối với sức khỏe, làm tổn thương hệ thần kinh, nội tiết tố, thậm chí là nguy cơ ung thư.
Hầu hết mọi người hiện nay gần như không thể học tập, làm việc hay chỉ đơn giản nghỉ ngơi một ngày mà không tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động… Chúng ta sử dụng các công cụ công nghệ này để làm việc, giải trí, giao tiếp với bạn bè, gia đình và trường học.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra rằng tất cả các thiết bị điện tử này đều phát ra sóng điện từ (electromagnetic wave), hay còn gọi là bức xạ điện từ. Ngay cả những người dù biết những điều này cũng thường bỏ qua do chưa nhận thức được các tác động bất lợi mà loại bức xạ này có thể gây ra cho sức khỏe.
Sóng điện từ là sự kết hợp của dao động điện trường cùng với từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Sóng điện từ bao gồm sóng viba, tia hồng ngoại, tia X…
Dưới đây, bạn hãy cùng tìm hiểu sóng điện từ có ảnh hưởng đến sức khỏe không, tác hại của sóng điện từ và cách phòng ngừa những tác hại này nhé!
Nhiều người có thể cho rằng những tác hại của sóng điện từ chỉ đơn giản là các tin đồn thiếu xác thực đến từ những người hoang tưởng. Tuy nhiên, có nghiên cứu đã chứng minh rằng sóng điện tử có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn chúng ta nghĩ. Càng nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học càng thấy nhiều bằng chứng chắc chắn rằng sóng điện từ phát ra từ máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác có thể gây hại cho cơ thể bạn.
Viện Hàn lâm Y học Môi trường Hoa Kỳ (AAEM) cho rằng chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn trong việc tìm hiểu các tác hại của sóng điện từ. Các tác động có hại đáng kể xảy ra do tiếp xúc sóng điện từ như tổn thương di truyền, dị tật sinh sản, ung thư, thoái hóa thần kinh và rối loạn chức năng hệ thần kinh, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và nhiều bệnh khác. Các nghiên cứu về sóng điện từ nhiều lần đã cho thấy đột biến gene và sự phân mảnh DNA có thể là nguyên nhân gây đột biến tế bào và ung thư.
Theo The Stewart Report, trẻ em đặc biệt có nguy cơ bị tác hại của sóng điện từ bởi vì cơ thể trẻ con hấp thụ bức xạ nhiều hơn so với người trưởng thành.
Khi xem xét các báo cáo này, trẻ em hấp thụ năng lượng bức xạ nhiều hơn 60% trên 0,5kg trọng lượng cơ thể so với người lớn. Ảnh hưởng của việc tiếp xúc sóng điện từ kéo dài có xu hướng tích lũy và tác động đến tuổi thọ của trẻ em.
Tác hại của sóng điện từ có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam và nữ. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng máy tính xách tay kết nối không dây với Internet và đặt gần cơ quan sinh sản nam có thể làm giảm chất lượng tinh trùng.
Nghiên cứu của họ cho thấy 25% tinh trùng không còn hoạt động sau khi tiếp xúc 4 tiếng so với 14% từ các mẫu tinh trùng được lưu trữ ở cùng nhiệt độ trong cùng khoảng thời gian và cách xa máy tính. Nghiên cứu cũng báo cáo rằng 9% tinh trùng xuất hiện tình trạng tổn thương DNA, gấp 3 lần thiệt hại được tìm thấy trong các mẫu so sánh.
Tương tự, báo cáo về máy tính xách tay tạo ra mối lo ngại về sức khỏe đặc biệt đối với phụ nữ và thai nhi. Nghiên cứu cho thấy máy tính xách tay đã phát ra bức xạ vượt quá các tiêu chuẩn sóng điện từ của Thụy Điển từ 71% đến 483% làm tăng nguy cơ phát triển khối u.
Thói quen sử dụng các loại thiết bị công nghệ này có khả năng gây ra các dạng bệnh khác nhau ở cấp độ tế bào. Những tác hại của sóng điện từ ảnh hưởng đến cơ thể bạn bao gồm:
• Hệ thống thần kinh và não: gây ảnh hưởng thần kinh như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, triệu chứng trầm cảm, thiếu tập trung, rối loạn chức năng nhận thức, chóng mặt, bồn chồn…
• Hệ thống nội tiết tố: Khi tiếp xúc với sóng điện từ kéo dài, nồng độ hormone steroid, hormone thần kinh và nồng độ insulin bị suy giảm.
• Stress oxy hóa và tổn thương do gốc tự do: Điều này là một trong những nguyên nhân chính gây ra tổn thương do tất cả các bệnh mãn tính.
• Tấn công DNA tế bào: Điều này liên quan đến nguyên nhân ung thư và tạo ra những thay đổi đột biến ở người.
• Chết rụng tế bào (Apoptosis): Điều này có thể gây ra cả bệnh thoái hóa thần kinh và vô sinh.
• Vấn đề về khả năng sinh sản: Điều này có thể làm giảm hormone giới tính, giảm ham muốn tình dục, tăng nguy cơ sảy thai và tổn thương DNA trong các tế bào tinh trùng.
• Sản xuất quá nhiều canxi nội bào: Điều này sẽ khiến cơ thể dễ bị các bệnh về tim mạch, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, sỏi thận và rối loạn tiêu hóa.
• Ung thư: 15 cơ chế khác nhau của hiệu ứng bức xạ điện từ trên tế bào có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư bao gồm ung thư não, ung thư tuyến nước bọt, u thần kinh thính giác…
Các dòng máy tính xách tay ngày nay được nâng cấp liên tục để hoàn thành những tác vụ, công việc nặng. Do đó, những thiết bị công nghệ này sẽ tỏa hơi nóng từ máy nhiều hơn và có thể gây ra “hội chứng da nướng” nếu bạn sử dụng máy trên đùi.
Một số cách có thể giúp bạn làm phòng ngừa tác hại của sóng điện từ bao gồm:
• Giảm nguồn bức xạ: Bạn càng có nhiều thiết bị điện tử và thời gian sử dụng, bạn càng tiếp xúc với bức xạ nhiều hơn. Việc loại bỏ các thiết bị sẽ hạn chế bức xạ điện từ, tuy nhiên điều này chỉ mang tính tương đối.
Ngay cả khi bạn đã loại bỏ tất cả các thiết bị điện tử sẽ vẫn có bức xạ trong môi trường đến từ các điểm nóng wifi, tháp điện thoại di động hay những người kết nối với dữ liệu không dây xung quanh
• Giảm thời gian sử dụng: Việc tiếp xúc với sóng điện từ cần có thời gian để gây tổn hại. Khi bạn sử dụng trong thời gian ngắn sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, do đó bạn chỉ nên bật điện thoại di động hay máy tính khi cần.
• Cách xa nguồn bức xạ: Bạn càng ở xa nguồn bức xạ sẽ càng ít bị ảnh hưởng. Nếu bạn muốn tự bảo vệ mình, bạn nên giữ khoảng cách giữa bạn và nguồn phóng xạ. Ngay cả một khoảng cách nhỏ giữa bạn và nguồn sóng điện từ cũng có thể tạo ra sự khác biệt to lớn.
• Dùng vật dụng có dây: Các vật dụng hiện nay hầu hết đều không cần phải sử dụng dây, tuy nhiên tần số vô tuyến kết nối các thiết bị sẽ gửi sóng điện từ qua không khí xung quanh bạn. Vì vậy bạn có thể cân nhắc thử sử dụng bàn phím có dây, chuột, tai nghe, loa và cáp Ethernet, thay vì dùng wifi và bluetooth.
• Màng chắn sóng điện từ: Bạn có thể bảo vệ chống bức xạ điện từ từ các thiết bị điện tử di động, bằng cách sử dụng tấm chắn sóng điện từ. Vật dụng này có thể làm chệch hướng, chuyển hướng và hấp thụ bức xạ mà giữa bạn và nguồn phát.
Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của hầu hết mọi người. Đây có thể là những vật dụng hỗ trợ bạn về nhiều mặt, nhưng cũng có thể khiến bạn bị lệ thuộc và gặp phải các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn hãy hạn chế sử dụng tối đa các thiết bị điện tử và tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe nhé!
Hoàng Trí | HELLO BACSI
Khi cả nước đang chung tay phòng chống dịch bệnh do virus Corona chủng mới (nCoV) gây ra thì một số cá nhân lại kêu gọi không nhập, không bán khẩu trang.
Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT), trước thông tin dư luận bức xúc hiện tượng nhiều quầy tại chợ thuốc Hapulico (Hapu) cùng treo biển “không bán khẩu trang, nước rửa tay, miễn hỏi”, chiều 4/2/2020, đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phối hợp với Tổng cục QLTT đã trực tiếp khảo sát tình hình chung khu vực kinh doanh ở chợ thuốc này.
Theo ghi nhận thực tế tại các cửa hàng tại chợ thuốc Hapulico, tình hình ở đây đã trở lại bình thường, không còn chen lấn như những ngày vừa qua. Tất cả các quầy thuốc của toà nhà đồng loạt gỡ biển với nội dung “không bán khẩu trang, nước rửa tay, xin miễn hỏi” treo những ngày trước đó. Tuy nhiên khi khách hàng hỏi mua khẩu trang thì những quầy thuốc ở đây vẫn báo hết hàng.
Các cán bộ QLTT đang khảo sát tình hình khu vực chợ thuốc Hapulico ở Hà Nội.
Giải thích về điều này, ông Ngô Quốc Doanh – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư BĐS Hapulico cho biết, trong số 205 cửa hàng thuốc tại đây thì chỉ có 10 cửa hàng là bán vật tư y tế, 5 cửa hàng bán thực phẩm chức năng. Số còn lại đều bán tân dược. Như vậy số cửa hàng bán vật tư y tế trong đó có khẩu trang y tế và nước rửa tay y tế không nhiều.
Theo ông Doanh, ban quản lý tòa nhà cũng đã có thông báo nghiêm cấm việc đầu cơ, găm hàng, tăng giá các loại khẩu trang, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh. Nếu hết hàng đề biển không còn hàng.
Lực lượng chức năng cũng đang xác minh một số trường hợp cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin, bài viết kêu gọi các chủ cửa hàng ở chợ thuốc Hapulico không nhập, không bán khẩu trang. Khi có đủ căn cứ, cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Một bài đăng trên mạng xã hội Facebook kêu gọi các nhà thuốc không nhập, không bán khẩu trang.
Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, khẩu trang không nằm trong danh sách hàng bình ổn giá hoặc Nhà nước định giá. “Tuy nhiên đối với hành động cố tình không bán, găm hàng, đầu cơ trục lợi cũng có thể bị xem xét xử lý theo quy định pháp luật. Lực lượng QLTT sẽ đẩy mạnh kiểm tra những trường hợp cố tình như vậy”, ông Linh nhấn mạnh.
Như vậy tính từ ngày 31/1 đến ngày 4/2, lực lượng QLTT trên cả nước đã kiểm tra 338 cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, hiệu thuốc kinh doanh mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn. Trong số các cửa hàng bị kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 95 cửa hàng vi phạm với tổng số tiền xử phạt 197.100.000 đồng, tạm giữ 137.776 khẩu trang các loại.
Vừa qua, Bộ Công thương cũng đã làm việc với một số doanh nghiệp nhằm nắm bắt tình hình sản xuất mặt hàng khẩu trang, đánh giá năng lực và khả năng cung ứng mặt hàng này ra thị trường phục vụ nhu cầu phòng chống dịch. Các doanh nghiệp đều khẳng định ý thức cộng đồng trong việc sản xuất mặt hàng này, sẵn sàng sản xuất và cung cấp với giá tương đương chi phí sản xuất, không lấy lãi, không tăng giá để phục vụ tốt nhất yêu cầu phòng chống dịch theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ và Bộ Công thương.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Một nội dung đáng chú ý trong Nghị định mới đó là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.
Cụ thể, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
Các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn cũng bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm; cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.
Mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài phạt tiền, Nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.
Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc-viet-nam/lam-ro-xu-ly-cac-ca-nhan-keu-goi-khong-nhap-khong-ban-khau-tr…