Theo danviet.vn
Sự ga lăng, khi tan sở, ra đường thấy gái xinh,.. là 1 trong 6 tình huống hài hước của sự khác nhau giữ yêu và đã kết hôn của các cặp vợ chồng.
Nguồn: Eva.vn
Nếu dịch cúm xảy ra trong cổ tích thì theo tưởng tượng các tình huống sẽ diễn ra như thế này.
Theo danviet.vn
Đi nặng, đi nhẹ là vấn đề gần gũi nhưng hết sức tế nhị với con người.
Công nhận đi, đã không ít lần bạn sợ co rúm vì nhà vệ sinh công cộng dị hợm, bẩn thỉu ở nơi nào đó xa lạ và “thà nhịn còn hơn”. Thử xem loạt WC dưới đây có quen thuộc không nhé:
Cửa giả vờ, tức là đóng vào cũng như không!
Không, chắc chắn là không, buồn đến mấy cũng không!
Thiết kế mang tên: Thách bạn ngồi trong chơi điện tử
Ở nơi này, sự riêng tư hiện hữu một cách đầy hững hờ
Đôi khi dùng gạch xịn quá bóng quá cũng rất dở
Cách bài trí bồn cầu dành cho những người thích đối thoại mọi lúc, mọi nơi
Bồn tiểu này cũng thế
Nếu thiếu quan sát trước khi đặt bàn tọa xuống, bạn sẽ phải trả giá
Thiết kế WC mang tên “NHƯ NÀO?”
Ngai vàng này ở một đẳng cấp hoàn toàn khác so với chúng ta
Tiếng thở khò khè, tiếng lục cục ở khớp… là những âm thanh trong cơ thể thường gặp ở rất nhiều người. Mỗi âm thanh sẽ cảnh báo vấn đề sức khỏe khác nhau, nếu kéo dài hoặc kèm theo những dấu hiệu khác, cần chú ý cách chăm sóc cơ thể và đi gặp bác sĩ.
Thỉnh thoảng cơ thể vẫn có những âm thanh xuất hiện, như tiếng sôi bụng, tiếng nấc cụt hoặc đôi khi bạn sẽ bị ù tai trong chốc lát. Điều này chỉ là dấu hiệu bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những âm thanh trong cơ thể lại cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe.
Bạn có thể gặp âm thanh này sau một ngày dài, nhất là khi nằm xuống. Tiếng rít thường là do máu đi qua tĩnh mạch cảnh và động mạch cảnh nằm sau tai.
Bạn sẽ nhận rõ âm thanh này khi có một thứ gì đó như chiếc gối chặn tiếng ồn từ bên ngoài vào tai. Hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng nếu gặp vào buổi sáng, khả năng cao do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Vòi nhĩ liên kết mũi và cổ họng với tai giữa nếu bị tắc nghẽn cũng được xem là nguyên nhân chặn âm thanh từ bên ngoài.
Để giảm tiếng rít trong tai, bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ tai, điều trị nhiễm trùng và để thông thoáng vùng tai, giảm cảm giác tắc nghẽn khó chịu.
Thở khò khè là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản. Nếu bạn có tiền sử bị các bệnh về đường hô hấp, cần can thiệp điều trị hoặc chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.
Các chất gây dị ứng cũng là tác nhân gây ra hiện tượng thở khò khè, cần loại bỏ các tác nhân trong nhà, nơi làm việc để giúp dễ thở hơn.
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng. Nếu bạn ho kéo dài hơn 4 tuần hoặc ho nhiều về ban đêm là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc trào ngược axit.
Bụng sôi hoặc có tiếng ùng ục trong bụng chủ yếu do cơ thể đang đói và không có gì nguy hiểm. Hiện tượng bụng kêu phản ánh quá trình làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn ra ngoài, thường kéo dài từ 10-20 phút, nhất là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Bạn không nên quá lo lắng về tình trạng này.
Âm thanh phát ra từ bụng là do không khí, thức ăn và chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Bình thường, thức ăn sẽ làm cản bớt tiếng ồn trong dạ dày nhưng khi bụng rỗng, bạn sẽ nghe bụng phát tiếng kêu rõ hơn.
Tiếng kêu lục khục ở cổ không quá nguy hiểm nếu như bạn không có cảm giác đau. Cổ bao gồm rất nhiều khớp xương nhỏ nối với nhau. Mỗi khớp đều chứa đầy chất dịch và được bao quanh bởi màng bao hoạt dịch. Khi uốn cong cổ hoặc cử động cổ sẽ làm kéo căng màng bao hoạt dịch, giảm áp lực lên khớp và tạo thành khí. Tiếng kêu lục khục phản án khí bật ra khỏi dịch khớp.
Nếu khớp cổ kêu lục khục kèm theo đau nhức, đau lan xuống 2 cánh tay hoặc 1 bên tay cho thấy rễ thần kinh của bạn đã bị tổn thương. Cần chăm sóc và nghỉ ngơi để cơ phục hồi.
Ai cũng từng trải qua hiện tượng nấc cụt ít nhất 1 lần trong đời. Hiện tượng nấc cụt xảy ra khi có quá nhiều không khí trong miệng tràn vào thanh quản khiến dây thanh quản đóng đột ngột trong vài giây với cường độ mạnh.
Cơn nấc cụt thường xảy ra do cách ăn uống hoặc uống nước giải khát có nhiều ga, căng thẳng thần kinh, xúc động cũng có thể khiến bạn bị nấc.
Để chữa nấc, bạn có thể uống một ngụm nước hoặc chữa mẹo bằng cách nín thở trong vài giây.
Nhiều người ngủ thường bị có thói quen nghiến răng dù đây là hành động vô thức. Tuy nhiên điều này vừa gây ảnh hưởng đến hàm răng như làm mất đi lớp men răng, răng yếu, dễ bị ê buốt; vừa cho thấy cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề như trầm cảm, stress, suy nghĩ nhiều, rối loạn tâm lý…
Để khắc phục hiện tượng nghiến răng, bạn hãy ngậm một chút đường trước khi ngủ hoặc tập thể dục để đẩy lùi cảm giác mệt mỏi, lo âu, chăm sóc cơ thể một cách tốt hơn.
Mặc dù âm thanh trong cơ thể tương đối vô hại, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó lại trở thành dấu hiệu nhận biết bệnh, cho thấy cơ thể đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Cần lưu ý khi cơ thể phát ra những âm thanh bất thường hoặc kéo dài, lặp lại liên tục kèm theo những dấu hiệu khó chịu khác.
Có nhiều lúc chúng ta gặp phải cảm giác lạnh bất thường nhưng không biết rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem cảm giác lạnh của bạn như thế nào và nói lên điều gì về sức khỏe của bạn nhé.
Cảm giác lạnh có thể là phản ứng của cơ thể với một môi trường không phù hợp hoặc do thời tiết, nhưng điều này là rất bình thường. Tuy nhiên, cảm giác lạnh không rõ nguyên nhân lại là một vấn đề khác. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể bất chợt gặp cảm giác lạnh, ví dụ như ớn lạnh vùng cột sống khiến bạn rùng mình trong vài giây hoặc tay chân có cảm giác lạnh buốt. Hiện tượng này lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề sức khỏe mà bạn có thể chưa biết.
Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng luôn cảm thấy lạnh thì bạn cần hết sức chú ý những nguy cơ về sức khỏe mà chúng tôi sắp đề cập đến sau đây.
Luôn có cảm giác lạnh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một vài vấn đề về sức khỏe. Thay vì phớt lờ, hãy quan tâm và tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.
Một số liệt kê của chúng tôi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về những nguyên nhân có thể sẽ gây ra cảm giác lạnh cho bạn:
Ngoài ra, cũng có những lý do khác khiến bạn có cảm giác lạnh thường xuyên. Những lý do này đều liên quan đến thói quen sinh hoạt:
Bất cứ tín hiệu nào mà cơ thể đã “gửi” đến cho bạn đều có thể là sự cảnh báo về một vấn đề sức khỏe. Trong cuộc sống thường ngày, vì nhiều lý do khiến chúng ta lơ là những tín hiệu ấy. Cảm giác lạnh cũng là một trong những biểu hiện mà chúng ta thường hay phớt lờ, mặc dù đó có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, hãy quan tâm nhiều hơn đến tình trạng này của mình nhé.
Nguồn: vinmec.com
Bệnh OCD (Obsessive-Compulsive Disorder) hay còn gọi là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khiến bạn trở thành một người siêu sạch sẽ, siêu kỹ càng và siêu khó khăn! Vậy những dấu hiệu của bệnh OCD là gì?
Cũng giống như nhiều căn bệnh tâm lý khác, nhiều người trong chúng ta vẫn còn thờ ơ với căn bệnh OCD ngay cả khi bản thân có những biểu hiện khác thường. Làm sao bạn có thể sớm tự nhận biết các dấu hiệu của bệnh OCD khi đây là một vấn đề sức khỏe tâm lý cần có sự giúp đỡ của bác sĩ?
Tiến sĩ Jeff Szymanski (Mỹ), Giám đốc điều hành của tổ chức International OCD Foundation (Tổ chức OCD Quốc tế) cho biết không có bài kiểm tra OCD nào dễ dàng nhận biết vì còn phụ thuộc vào các mức độ của bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 10 dấu hiệu sau đây để nhận biết sớm bệnh OCD.
Nếu bạn luôn cảm thấy sợ bẩn và luôn rửa tay rất kỹ bằng dung dịch khử trùng thì có lẽ bạn đang bị ám ảnh bởi vi trùng. Đây là một trong nỗi ám ảnh phổ biến nhất của bệnh OCD. Tuy nhiên, thói quen sạch sẽ này cũng có thể chỉ đơn giản là vì bạn muốn phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
Tiến sĩ Szymanski cho rằng những biểu hiện sau đây chứng tỏ bạn đang có dấu hiệu OCD:
• Bạn luôn nghĩ đến vi trùng hay mầm bệnh mỗi khi rửa tay.
• Bạn có thói quen rửa tay nhiều lần và lau chùi kỹ từng móng tay.
• Bạn sợ hãi mầm bệnh ở khắp mọi nơi một cách vô lý (ví dụ như sợ mắc bệnh HIV từ giỏ hàng ở siêu thị).
Người mắc bệnh OCD thường có đôi bàn tay thô ráp vì rửa tay quá nhiều. Khi tâm lý bất ổn, họ sẽ càng chà rửa mạnh tay hơn đến mức có thể bong tróc da.
Bạn luôn có những nguyên tắc riêng mỗi khi dọn dẹp nhà cửa phải bắt buộc tuân theo? Đó có thể là dọn dẹp phòng 1 lần mỗi ngày, quần áo dơ không để quá 3 ngày, rác để đúng chỗ quy định ngoài cổng… Bạn kỳ vọng mọi ngóc ngách trong nhà đều phải sạch sẽ và không khí cần tinh khiết.
Nếu bạn có thể dành ra hàng giờ mỗi ngày chỉ để dọn dẹp nhà cửa thì đây là một dấu hiệu của bệnh OCD:
• Bạn không thể bỏ qua việc dọn dẹp ngay cả khi người mệt mỏi.
• Bạn luôn cảm thấy lo lắng vi trùng xuất hiện khắp nơi trong nhà.
• Bạn trang bị nhiều dụng cụ vệ sinh để làm sạch căn nhà một cách tuyệt đối.
Bạn thường làm xong một việc nhưng vẫn quay đi quay lại kiểm tra nhiều hơn 3 lần? Cảm giác thôi thúc cần phải kiểm tra có thể do bạn có tính cách cẩn trọng, song đồng thời cũng là một dấu hiệu của bệnh OCD. Cảm giác này tác động đến 30% người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, có thể xuất phát từ nỗi sợ hãi sự vô trách nhiệm.
Bạn nên lưu ý nếu thấy bản thân có những dấu hiệu bệnh OCD sau đây:
• Bạn thường đi trễ vì loay hoay kiểm tra điện, nước hay ổ khóa nhà.
• Bạn có xu hướng kiểm tra một việc mình mới làm xong nhiều hơn 3 lần.
• Bạn hay bị trễ deadline vì luôn kiểm tra mọi thứ rất nhiều lần nên tốn nhiều thời gian.
Người bệnh OCD thường rất kỹ càng khi làm bất cứ công việc gì. Điều này giúp công việc giảm thiểu sai sót nhưng cũng gây ra tình trạng mệt mỏi.
Một số người luôn chú ý đến con số khi làm việc, thích đếm bậc thang… Thậm chí, một số người còn tin tưởng vào những con số may mắn như số 7, số 9 hoặc sợ hãi những con số như tầng số 4 hay thứ Sáu ngày 13. Xét về khía cạnh tâm linh, nhiều người còn thích chọn những “con số may mắn” theo con giáp, phong thủy… Vậy khi nào mới là dấu hiệu của bệnh OCD?
Để xác định bạn có mắc bệnh OCD với nỗi ám ảnh con số hay không, bạn có thể xem xét các cấu hiệu sau đây:
• Bạn gây phiền phức cho người khác vì yêu cầu họ phải nghiêm túc với những con số.
• Bạn luôn đếm số mọi thứ như số lượng đầu việc, các mục tiêu, số người trong phòng…
• Bạn sẽ cảm thấy bất an hay lo lắng khi gặp phải những con số mà bạn cho là không may mắn.
Những ai mắc bệnh OCD thường là người cầu toàn nên có khả năng tổ chức đáng nể. Họ không những quan tâm đến từng chi tiết nhỏ mà còn bị ám ảnh bởi tính đối xứng của mọi thứ xung quanh. Tiến sĩ Szymanski cho biết: “Mọi thứ phải mang đến cảm giác ổn, nhìn cân đối và đúng số lượng”.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về khả năng tổ chức, sự cầu toàn có thể gây ra một số vấn đề sau đây cho người bệnh OCD:
• Bạn không thể nghỉ ngơi vì muốn phải hoàn thành xong công việc.
• Bạn khiến người khác khó chịu vì sự cầu toàn quá tiểu tiết của bản thân.
• Bạn có thể làm chậm tiến độ vì tập trung nhiều vào những quy trình phức tạp.
Khi mắc bệnh OCD, bạn sẽ phù hợp với những công việc đòi hỏi có tính tỉ mỉ và sự cẩn trọng như biên tập viên, bác sĩ phẫu thuật…
Bất cứ ai cũng có thể sợ hãi bạo lực, song bạn cần phân biệt được mức độ như thế nào là “phóng đại”. Nếu bạn né tránh đám đàn ông đánh nhau trên đường phố thì là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không dám ra công viên vào sáng sớm để tập thể dục vì tưởng tượng cảnh sẽ gặp yêu râu xanh hay trộm cướp thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh OCD.
Sau đây là một số nỗi sợ ám ảnh mà bạn có thể trải nghiệm khi mắc bệnh OCD:
• Sợ hãi bị người thân bạo hành khi làm một điều gì đó sai lầm hoặc có lỗi.
• Sợ hãi con mình đi học bị bạn bè bắt nạt, cô giáo đánh đòn hay gặp kẻ xấu.
• Sợ hãi bị người khác đánh đập hay xâm hại tình dục mỗi khi ra đường lúc vắng người.
Bạn có bao giờ nghĩ về cảnh giường chiếu nóng bỏng với một người không phải người yêu hay bạn đời của mình? Ham muốn tình dục là bản năng bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu bạn thường nghĩ đến những tình huống quan hệ mà bản thân không mong muốn thì có thể bạn đang có dấu hiệu bệnh OCD.
Nỗi ám ảnh về tình dục có thể biểu hiện qua những ý nghĩ quan hệ với các đối tượng sau đây:
• Bạn quan hệ với một ai đó hấp dẫn nhưng không hề quen biết.
• Bạn quan hệ với trẻ em hoặc người có cùng giới tính với mình.
• Bạn quan hệ với một người đồng nghiệp hay khách hàng trong công ty.
Khi yêu mến một ai đó, bạn sẽ có xu hướng quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của họ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy dằn vặt sợ làm người khác tổn thương hay gây tổn hại đến họ thì đây cũng là một dấu hiệu của bệnh OCD. Bạn bị ám ảnh đến mức chỉ nóng lòng muốn biết suy nghĩ của đối phương càng sớm càng tốt để có thể cảm thấy thoải mái hơn.
Cảm giác không chắc chắn sẽ khiến bạn ăn ngủ không yên, nhất là trong các tình huống sau đây:
• Bạn vừa nói nặng lời với đồng nghiệp hoặc xung đột với cấp trên.
• Bạn làm một điều sai lầm đối người khác nhưng không biết làm sao để sửa lỗi.
• Bạn cảm thấy bất an khi yêu, lớn tiếng với người thân trong gia đình, thậm chí vô tình xúc phạm họ.
Bản chất của các mối quan hệ là phụ thuộc vào cảm xúc mà điều này rất khó nắm bắt nên người bệnh OCD có tính cách hướng nội sẽ lại càng dằn vặt nhiều hơn.
Một cách mà người bệnh OCD thường áp dụng để tìm kiếm sự bảo đảm là luôn hỏi ý kiến mọi người xung quanh về vấn đề của mình. Nếu mắc chứng bệnh tâm lý này, bạn sẽ luôn hoài nghi về những lựa chọn của mình. Vì thế, bạn có xu hướng kỳ vọng người khác sẽ có thể giúp mình cảm thấy an tâm hơn.
Hãy cùng xem bạn có các dấu hiệu của bệnh OCD khi kỳ vọng sự bảo đảm không nhé:
• Bạn không ký bất cứ một văn bản nào nếu chưa đọc kỹ từng điều kiện và quyền lợi.
• Bạn hỏi rất nhiều người trước khi quyết định một việc quan trọng trong cuộc đời mình.
• Bạn muốn người yêu hay bạn đời mình phải đảm bảo đầy đủ điều kiện mới kết hôn hay chuẩn bị sinh con.
Đây là một dấu hiệu bệnh OCD có liên quan đến hội chứng mặc cảm ngoại hình BDD (Body dysmorphic disorder). Khi mắc hội chứng này, bạn sẽ cực kỳ ghét soi gương vì luôn có cảm giác mình “xấu từ đầu đến chân”. Đặc biệt, bạn còn lo lắng về sự sạch sẽ của cơ thể mình.
Bạn nên lưu ý nếu thấy mình có những dấu hiệu sau đây:
• Bạn không tin những lời khen của mọi người về ngoại hình của bạn.
• Bạn không dùng gương hoặc cảm thấy rất miễn cưỡng mỗi khi soi gương.
• Bạn cho rằng mình là người kém may mắn vì ngay từ khi sinh ra đã không được đẹp.
Các dấu hiệu của bệnh OCD thường bắt đầu bằng những biểu hiện nhỏ từ thói quen hàng ngày. Khi bạn gặp các khủng hoảng tâm lý hoặc nhiều vấn đề tiêu cực, bệnh OCD sẽ ngày càng trầm trọng.
Những ai có người thân mắc bệnh OCD hoặc các vấn đề sức khỏe tâm lý như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu cũng sẽ dễ mắc bệnh OCD hơn.
Nhiều người vẫn thường gắn “bệnh OCD” cho những ai thích dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ, kiểm tra kỹ từng chi tiết chi li hay thu xếp đồ đạc gọn gàng. Thực tế, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế này có tác động đến cuộc sống hàng ngày nhiều hơn bạn tưởng. Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu của bệnh OCD, bạn nên tìm đến bác sĩ tâm lý để tìm cách điều trị hiệu quả nhé!
Thảo Viên | HELLO BACSI
Đôi lúc bạn nhận ra mình suy nghĩ một đằng, nhưng lại làm một nẻo? Hãy khám phá những cạm bẫy tâm lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của bạn một cách ngoài ý muốn!
Cuộc sống vốn có rất nhiều điều kỳ lạ khó giải thích nhưng giới khoa học vẫn không ngừng đi tìm lời đáp cho các hiện tượng xung quanh ta. Dưới đây là một vài khám phá thú vị dưới góc độ tâm lý sẽ giúp bạn giải thích cho những hành động của bản thân và phần nào đó giải đáp cho câu hỏi: “Vì sao chúng ta hay hành động khác suy nghĩ?”.
Cơ sở của lý thuyết này bắt nguồn từ câu chuyện về những ô cửa sổ: Nghiên cứu cho thấy trong một tòa nhà, nếu một chiếc cửa sổ bị phá vỡ mà không ai sửa chữa thì những người khác sẽ cho rằng nơi đây không được ai quan tâm. Rồi về sau, nhiều cánh cửa khác cũng sẽ bị đập vỡ và không ai còn thấy mình phạm lỗi nữa.
Bài học cho bạn: Trong cuộc sống, có đôi khi chúng ta dễ dãi với những biểu hiện vụn vặt như ngủ dậy muộn, đi làm trễ, ăn mặc thiếu chỉn chu… được ví như những ô “cửa sổ vỡ”. Mặc dù những điều này khá nhỏ nhặt, nhưng lại góp phần tạo nên toàn bộ con người bạn và thậm chí là cuộc sống của bạn. Vì thế, nếu quyết tâm đạt được những điều lớn lao, bạn nên tập trung thay đổi từ những điều nhỏ nhất.
“Bất lực có điều kiện” là tình trạng khi bạn tin rằng bản thân không thể cố gắng làm bất kỳ điều gì để thay đổi cuộc sống, thậm chí cả khi bạn hoàn toàn có cơ hội để làm điều đó. Cạm bẫy tâm lý này có thể hình dung như khi bạn đứng trước một cánh cửa đã khép kín mà bạn nghĩ mình sẽ không thể mở được.
Sau khi trải qua rất nhiều khó khăn và thất bại, nhiều trường hợp, bạn sẽ muốn bỏ cuộc và bắt đầu tin rằng mọi thứ đều đã được định sẵn, đặc biệt là sau khi nhận được khó khăn ngày càng nhiều hơn.
Bài học cho bạn: Bạn có thể vượt qua được cạm bẫy tâm lý này nếu áp dụng những lời khuyên sau đây:
Cùng một bức tranh Mona Lisa, người có sở thích hội họa sẽ cảm nhận được sức hấp dẫn từ nụ cười bí ẩn của nàng, song người không quan tâm hội họa thì thấy chẳng có gì thú vị cả. Cạm bẫy tâm lý này cho rằng con người chúng ta nhìn nhận thế giới thông qua “bộ lọc” trải nghiệm và niềm tin của riêng mình. Đó là lý do tại sao mọi người thường phản ứng khác nhau trước cùng một tình huống.
Mặt khác, nếu bạn đã quen với con đường an toàn và thoải mái của riêng mình thì rất khó để vượt ra khỏi ranh giới đó để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.
Bài học cho bạn: Chỉ khi dám làm những điều khác đi, bạn mới có thể đạt được những kết quả mình chưa từng có. Bạn hãy nhớ thành công chỉ đến với những ai coi thất bại là trải nghiệm cần thiết trước khi có động lực thử nghiệm những điều mới mẻ.
“Thế khó xử của loài nhím” dựa trên hình ảnh một đàn nhím cố gắng đến gần nhau để giữ hơi ấm trong thời tiết lạnh thì chúng vẫn phải xa cách để tránh làm nhau bị đau vì lông gai xù xì. Đây là một ẩn dụ cho cạm bẫy tâm lý trong mối quan hệ của con người.
Do một số trở ngại nào đó mà bạn không tìm được cách thể hiện tình cảm của bản thân trong mối quan hệ với người khác. Từ đó có thể sinh ra sự bối rối, xa lánh hay nghiêm trọng hơn là phản bội hay hận thù chỉ vì không thể hiểu được ai đó.
Bài học cho bạn: Chìa khóa cho một mối quan hệ hạnh phúc, dù trong tình yêu hay tình bạn là hãy trao cho người khác sự gần gũi, chân thành nhưng vẫn duy trì không gian riêng tư cá nhân. Bạn đừng cố chịu đựng nỗi đau một mình và cũng đừng chạy trốn khỏi những mối quan hệ thân thiết, hãy giữ một khoảng cách hợp lý để có thể giữ sự hài hòa.
Nếu nhận được một yêu cầu nhỏ và chấp nhận thực hiện, bạn đã ở vào tư thế “kẹt một chân trong cửa”, khi đó bạn sẽ dễ dàng chấp nhận một yêu cầu lớn hơn. Chẳng hạn như bạn chẳng hề có ý định mua một sản phẩm nào đó nhưng người bán hàng lại đề nghị bạn dùng thử một mẫu thử miễn phí và bạn đồng ý. Sau khi trải nghiệm, bạn sẽ bị thôi thúc và cuối cùng lại quyết định mua sản phẩm đó.
Bài học cho bạn: Bạn hãy tỉnh táo để nhận ra đâu là lợi ích cần thiết nhất đối với mình để không dễ bị “cám dỗ” bởi những chiến lược bán hàng khôn ngoan. Một khi đã hiểu rõ nhu cầu của mình, bạn sẽ không bị lạc hướng bởi những sự việc khác xuất hiện ngẫu nhiên và không có quá nhiều ý nghĩa đối với bạn.
Bạn có thể chấp nhận một số trở ngại trong cuộc sống của mình nếu chúng diễn tiến một cách thầm lặng và thường xuyên. Chẳng hạn như bạn sống trong một thành phố rất ô nhiễm nhưng tình trạng này không tác động quá khủng khiếp ngay mà bạn có thể có thời gian thích nghi từ “Không ổn” đến “Ổn đấy”, “Không sao” và “Vẫn ổn” .
Cạm bẫy tâm lý này có thể giúp bạn tìm thấy lời giải đáp cho một số câu hỏi như: Tại sao sống trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhưng bạn vẫn không chấm dứt? Thực tế chỉ ra rằng những trở ngại bất thường theo thời gian sẽ khiến bạn dần dần cảm thấy “bình thường”.
Bài học cho bạn: Trong một số trường hợp, bạn không nên thỏa hiệp với những suy nghĩ của mình. Nếu tìm thấy những điểm không thể chấp nhận được nữa trong cuộc sống hay những mối quan hệ của mình, bạn đừng e ngại thực hiện thay đổi bởi biết đâu điều đó sẽ mở ra một hướng đi mới tốt đẹp hơn.
Cạm bẫy tâm lý này dựa trên sức mạnh của ngôn từ khá phổ biến trong các chiêu thức quảng cáo và tiếp thị hiện nay. Trong đó, bạn không thể kiểm chứng được tính xác thực của thông tin mà lại rất tin tưởng vào thông tin đó.
Chẳng hạn như bạn không có ý định mua một loại thuốc nào đó nhưng một quảng cáo lại nói rằng hiệu quả của loại thuốc này đã được các nhà khoa học chứng minh. Khi ấy, bạn thường có xu hướng bị thuyết phục bởi lý lẽ này nhưng thực chất lại chẳng thể kiểm chứng điều đó.
Bài học cho bạn: Đừng quá tin tưởng vào những thông tin đã được cá nhân hóa, chẳng hạn như quảng cáo, các tin tức trên Internet hay báo chí. Bạn hãy tỉnh táo để lọc thông tin và chọn ra thứ mình thực sự cần chứ không phải những lợi ích chỉ mang tính ảo tưởng.
Đôi khi những lời dự đoán sẽ trở thành sự thật, nhưng hoàn toàn không có phép màu nào trong đó. Mấu chốt là niềm tin và kỳ vọng ảnh hưởng đến hành vi của bạn: Nếu bạn tin điều gì đó là thật thì hành động sẽ dần dần biến nó trở nên đúng như vậy.
Một lời tiên đoán tích cực hay tiêu cực, một lý lẽ hay ảo tưởng được tuyên bố là sự thật trong khi thực tế là sai – có thể tạo nên một ảnh hưởng vừa đủ. Điều này thúc đẩy bạn hành động, làm cho hành động của bạn cuối cùng hoàn thành lời tiên đoán lúc đầu.
Bài học cho bạn: Bạn cần cố gắng tạo ra niềm tin và suy nghĩ tích cực cho riêng mình. Nếu như bạn tự đặt cho mình những mục tiêu lớn hơn và cố gắng, mục tiêu đó nhiều khả năng sẽ sớm thành hiện thực.
Đây là cạm bẫy tâm lý về sự tò mò: Cũng giống như đàn vịt con khi nở ra, chúng thường xem con vịt đầu tiên nhìn thấy là vịt mẹ. Còn con người chúng ta thường có xu hướng coi những trải nghiệm đầu tiên, những cảm xúc đầu tiên, những sự vật tiếp xúc đầu tiên luôn là “tốt nhất”.
Cạm bẫy tâm lý này khiến bạn rất khó thuyết phục bản thân thử những thứ mới và gần như không thể chứng minh rằng những điều mới có thể tốt hơn điều cũ. Chẳng hạn như khi đánh giá một bộ phim nào đó rất hay thì khi bộ phim đó ra phần 2, phần 3 thì bạn vẫn thường không thấy nó hay hơn phần đầu được.
Bài học cho bạn: Nhận thức về “hiệu ứng vịt con” sẽ giúp bạn giữ vững lập trường của bản thân khỏi bị chi phối bởi những yếu tố khác, nhưng đồng thời cũng làm bạn khó chấp nhận sự đổi mới, sáng tạo. Bạn hãy tự nhắc nhở bản thân có cái nhìn khách quan hơn để đón nhận và cho cái mới cơ hội, đồng thời để bản thân cũng có thêm nhiều sự trải nghiệm thú vị.
Các cạm bẫy tâm lý sẽ khiến hành động và suy nghĩ của bạn có nhiều khác biệt nhưng điều đó hoàn toàn không có gì đáng phải lo ngại. Hãu tìm hiểu đặc điểm mấu chốt của vấn đề và tìm cách cải thiện, bạn hoàn toàn có thể làm chủ cuộc sống của bản thân và đạt được những điều mình mong muốn.
Minh Thư | HELLO BACSI
Chúng ta khó lòng hiểu nhau từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, thậm chí còn dễ dẫn đến những tình huống gây hiểu lầm. Làm sao bạn có thể đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể?
Cơ thể của bạn có thể bộc lộ nhiều điều chân thực hơn là lời nói của bạn nữa đấy. Bất kỳ sự trốn tránh nào cũng có thể nhận ra được nếu bạn chú ý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể vội đưa ra bất cứ kết luận nào về người khác khi mỗi người đều có sự khác biệt.
Nếu thực sự muốn phân tích một ai đó, bạn có thể chuẩn bị cho mình một chút hiểu biết cơ bản để đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể nhé.
Cách một người bắt tay người khác có thể giúp chúng ta suy đoán được phần nào về con người họ.
Có 3 cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể với những kiểu bắt tay cơ bản mà bạn cần biết:
Bạn có thể xem xét cách mà một người bắt tay bạn cùng những gì họ thể hiện. Một người có kiểu bắt tay thống trị sẽ không dễ dàng tiếp nhận quan điểm của người khác. Đối với người có kiểu bắt tay khiêm tốn và trung lập thì bạn sẽ dễ thảo luận các chủ đề khó khăn hoặc dễ thuyết phục họ hơn.
Một số người thường vỗ vai hay kéo tay người khác với dụng ý khiến người kia bị lung lay ý chí ban đầu. Do đó, bạn cần để ý để không bị thao túng.
Hãy chú ý đến cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể với nụ cười của đối phương. Bạn rất dễ dàng có thể nhận ra sự khác biệt giữa một nụ cười chân thành hay giả tạo. Điều này phụ thuộc vào các nhóm cơ khác nhau tạo nên nụ cười ấy.
• Nụ cười chân thật: Nụ cười tự nhiên là khi khóe môi được kéo lên, có thể có những nếp nhăn quanh mắt và da dưới lông mày chùng xuống một chút. Người có nụ cười chân thật cần dùng nhiều cơ trên mặt để cười hơn dẫn đến các nếp nhăn khóe mắt trở nên rõ ràng hơn so với nụ cười giả tạo.
• Nụ cười giả tạo: Nụ cười gượng gạo là khi họ tự khiến các góc môi ra xa nhìn giống đang cười nhưng phần trên của khuôn mặt không có gì thay đổi.
Khi bạn nhận ra một người có nụ cười chân thành thì bạn có thể hiểu rằng họ đang cảm thấy thoải mái khi ở cùng bạn.
Thỉnh thoảng chúng ta dùng đến các cử chỉ phổ biến mà bạn có thể đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể. Các cử chỉ này được gọi là cử chỉ biểu tượng. Bạn nên xem xét cách người khác thực hiện các cử chỉ biểu tượng trong quá trình giao tiếp với bạn.
Khi bạn thấy một người đưa ngón tay cái lên trên, biểu tượng của sự đồng ý nhưng đôi môi lại mím chặt thì dường như người này không thành thật với bạn. Tương tự, một người nói “vâng” nhưng lại nhún vai cũng là biểu hiện của sự không thành thật.
Bạn có thể phát hiện một người nói dối khi cử chỉ biểu tượng mà họ làm lại có vẻ như trái ngược với ngôn ngữ mà họ nói. Khi đó, cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn tránh bị tổn thương vì lừa dối.
Vị trí đôi tay khép kín hầu như thể hiện sự lo lắng hoặc tâm trạng không được tốt, ví dụ như nắm chặt hai bàn tay hoặc hai tay chắp lại. Trong nhiều trường hợp, khi một người nắm hai tay họ lại với nhau thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ rất khó để đạt được một thỏa thuận với họ.
Nếu thấy người nào đó tỏ ra không thoải mái thì bạn hãy cố gắng giúp họ thư giãn. Thông thường, họ chỉ cần ngừng thực hiện các cử chỉ ấy để cơ thể và tâm trí được thoải mái hơn.
Qua một số cách đặt bàn tay cơ bản, bạn cũng có thể đoán sơ qua cảm nhận của người kia.
• Đặt bàn tay này lên cánh tay kia: Nếu ai đó đặt lòng bàn tay này lên cánh tay kia thì điều đó có nghĩa là họ đang cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Đây là một nỗ lực tiềm thức để cố giữ sự bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của họ.
Đồng thời bạn nên chú ý đến ngón tay cái của người kia. Nếu ở vị trí khép kín thì có thể bạn không nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thấy một người khoanh tay lại với ngón cái hướng lên trên thì đây là biểu hiện của một người tự tin. Họ hiếm khi để mất sự tự chủ của bản thân. Hình ảnh này thường xuất hiện khi các vị doanh nhân chụp hình cho các tạp chí.
• Hạ tay xuống với lòng bàn tay đan vào nhau: Điều này có nghĩa là người kia đang bị căng thẳng. Khi ấy, bạn cần làm cho người đó cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể cố gắng thay đổi chủ đề, đề nghị họ ngồi xuống nếu họ đang đứng. Điều quan trọng nhất là làm cho họ quên đi cử chỉ tay ấy.
• Bàn tay đặt trên đầu gối và di chuyển: Cử chỉ này có nghĩa là bạn nên kết thúc vấn đề đang trò chuyện ở đây. Người kia dường như đang muốn lảng tránh cuộc trò chuyện và họ đang có cảm giác khó chịu trong khoảnh khắc ấy. Lúc này bạn cần thay đổi chủ đề của cuộc trò chuyện. Bạn nói về những điều vui vẻ thì người kia có thể sẽ thư giãn và dễ quay lại cuộc đối thoại hơn.
Khi chúng ta đưa tay ra sau lưng, chúng ta cho thấy những bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể từ trong tiềm thức. Một người sẽ làm cử chỉ này chỉ khi họ hoàn toàn tự tin vào lúc này hoặc nếu họ cảm thấy vượt trội hơn bình thường.
Nhiều khả năng, họ không có gì để che giấu và họ hoàn toàn trung thực với bạn. Bởi vì ngay cả một lời nói dối nhỏ cũng khiến mọi người cảm thấy căng thẳng.
Bạn có thể thử giữ vị trí đưa tay ra sau lưng khi bạn không thoải mái và muốn cảm thấy tự tin hơn.
Một số hành động nhỏ như sửa sang lại mái tóc sẽ giúp bạn đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể với tâm trạng lo lắng và căng thẳng. Điều đó có nghĩa là trong khoảnh khắc đó họ đang có sự hồi hộp, bất an.
• Đàn ông thường chạm vào mặt của họ khi cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng.
• Phụ nữ thường đụng chạm vào cổ, trang phục hay mái tóc của họ khi cảm thấy bất an. Các hành động khác có thể kể đến như là chơi đùa với một cây bút, huýt sáo vu vơ hay di chuyển chân qua lại.
Những hành động chạm vào cơ thể sẽ giúp đối phương ổn định cảm xúc và bình tĩnh hơn. Khi ấy, bạn hãy nói về điều gì đó tích cực nếu bạn cảm thấy người kia đang có vẻ căng thẳng nhé.
Chân được coi là bộ phận “trung thực” nhất trên cơ thể. Lắc chân hay gõ chân xuống đất là biểu hiện của một người đang không thoải mái. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng nên bạn cần biết thêm một số cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể với đôi chân.
Khi một người bắt đầu lắc chân nhanh hơn thì có thể do họ nghe được điều gì đó tốt đẹp. Ngược lại, nếu một người dừng hành động đó một cách đột ngột thì có thể tâm trạng họ đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Bạn nên chú ý khi một người đang ngồi khoanh chân và sau đó tự chạm vào đầu gối của họ. Điều đó có nghĩa là họ đang cảm thấy mất tự tin.
Hãy xem xét kỹ tất cả những thay đổi của đôi chân, đặc biệt khi bạn đang trong một cuộc họp quan trọng. Cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin để tiếp tục cuộc trò chuyện.
Nhìn vào tổng thể tư thế đứng của một người cũng là một cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể nhằm giúp bạn hiểu rõ họ đang cảm nhận điều gì.
• Đôi chân rộng mở: Người này đang tìm kiếm điều gì đó để cảm thấy tự tin hơn. Họ đang có thứ khiến họ không thoải mái lắm. Khoảng cách giữa hai chân càng xa thì chứng tỏ sự lo lắng trong họ càng lớn.
• Đôi chân bắt chéo: Tư thế này không dễ để có thể đứng được. Trường hợp cảm thấy nguy hiểm thì sẽ không nhiều người chọn tư thế như vậy. Điều đó thể hiện rằng họ không nghĩ có bất kỳ nguy hiểm nào tại thời điểm đó và đang cảm thấy rất bình tĩnh, thoải mái.
Hãy chú ý đến tư thế của đối phương để nhận biết họ có đang thoải mái hay đang lo lắng, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn.
Điều quan trọng mà bạn cần nhớ khi đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể là mỗi người đều có hành vi cơ bản của riêng họ. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét cả bối cảnh diễn ra hành động đó nữa. Ví dụ khoanh tay có thể coi là dấu hiệu của sự bất an nhưng cũng có thể là vì người kia đang cảm thấy lạnh.
Sau khi phân tích tình hình một cách tổng thể, bạn có thể rút ra kết luận đúng về việc một người đang nói dối, lo lắng hay chỉ đơn giản là họ bị mệt mỏi. Hãy học cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ thành công hơn trong giao tiếp!
Vân Anh | HELLO BACSI
“Núi đôi” sẽ thêm săn chắc, không bị chảy xệ nếu bạn chăm chỉ luyện những bài tập sau.
Tạo áp lực lên vùng ngực là một cách tuyệt vời để làm săn chắc các cơ bắp, giúp giữ cho ngực của bạn không bị chảy xệ. Để thực hiện bài tập này, tất cả những gì bạn phải làm là đứng đối mặt với một bức tường và đứng thẳng lưng. Bây giờ giơ thẳng tay và ấn chúng vào tường càng mạnh càng tốt. Giữ yên vị trí này trong mười giây, sau đó thư giãn. Lặp lại bài tập này cho đến khi bạn thực hiện đủ 10 lần lặp lại.
Bài tập ấn lòng bàn tay
Bài tập tiếp theo khá dễ dàng và thậm chí bạn có thể làm trong khi đang ngồi ở bàn làm việc. Để 2 tay trước ngực. Bây giờ chắp 2 bàn tay lại với nhau và ấn càng mạnh càng tốt trong vòng 5 giây. Thực hiện động tác này mười lần một ngày, và lặp lại hàng ngày.
Động tác bơi ếch trên cạn
Để thực hiện bài tập này, đứng thẳng và tựa lưng vào tường. Bây giờ siết chặt cơ ngực lại, và di chuyển bàn tay như thể bạn đang bơi ếch trong nước (đây là một chuyển động hướng lên trên và ra ngoài). Thực hiện 100 lần một ngày và bạn sẽ có bộ ngực săn chắc hơn nhanh chóng.
Kiểm tra tư thế của bạn
Một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm để cải thiện hình dáng của vòng 1 là phải có tư thế đúng. Kiểm tra cách bạn đứng trước một tấm gương và sửa để vai của bạn được ngả ra sau và lưng giữ thật thẳng. Để thực sự cải thiện tư thế của mình, bạn có thể đặt một cuốn sách trên đầu và sau đó đi bộ xung quanh nhà.
Bài tập căng ngực
Sau khi đã thực hiện 1 loạt các bài tập cường độ mạnh cho ngực, đây sẽ là lúc thích hợp cho bạn kéo căng cơ ngực. Cách dễ nhất để làm điều này là gập khuỷu tay và đặt tay lên hông của bạn. Bây giờ cố gắng để giữ cho khuỷu tay của bạn chạm vào sau lưng. Thực hiện động tác này mười lần.
Có rất nhiều các bài tập tăng cường dành cho ngực giúp cho vòng 1 của bạn được săn chắc, nảy nở, quyến rũ. Nếu bạn thích thực hiện động tác hít đất, đó cũng là một cách tuyệt vời để tập luyện cho ngực và các cơ lân cận cần thiết khác, giúp giữ cho ngực không bị chảy xệ.
Bài tập ép ngực
Bài tập ép ngực là một bài tập với tạ giúp tăng cường cơ bắp ngực. Nằm ngửa với một quả tạ ở mỗi tay. Các cánh tay tạo thành một đường thẳng với vai, khuỷu tay gập lại và hướng lên trên. Giữ đầu thẳng và giữ cho đôi chân của bạn bằng phẳng trên sàn nhà. Nâng hai cánh tay của bạn từ từ lên, gần như thẳng khuỷu tay. Đừng ghì chặt khuỷu tay để ngăn ngừa chấn thương. Dần dần hạ thấp tay xuống vị trí bắt đầu. Nghỉ ngơi. Thực hiện 1 lượt 5 lần động tác này và lặp lại 10 lần.
Bài tập nâng tạ ngang vai
Nắm chặt quả tạ trước bắp đùi của bạn, giữ cho khuỷu tay và hông hơi cong. Nâng cao cánh tay cho đến khi khuỷu tay cao bằng vai. Hạ từ từ và lặp lại động tác.
Bạn không phải tốn nhiều tiền trang bị dụng cụ hỗ trợ tập luyện, bài tập đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm béo đùi hiệu quả.
Đùi là phần cơ bắp lớn và mạnh của cơ thể, phần béo đùi có thể giảm một cách nhanh chóng nhờ những bài tập giảm mỡ đùi đơn giản. Nếu đùi của bạn đang trong tình trạng thừa mỡ, hãy dành 30 phút mỗi ngày cho bài tập sau, tình trạng này sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.
1. Tựa lưng vào tường
Ngồi xổm với phần lưng của bạn tựa vào tường, hai bàn chân khép lại với nhau, đùi song song sàn nhà và hai tay chống nạnh, giữ yên trạng thái phần mông và lưng tiếp xúc với tường khi bạn nâng đầu gối trái về phía ngực. Sau đó, bạn lặp lại động tác, chuyển đổi chân còn lại để phần mông và đùi được tiêu mỡ dư thừa tối đa.
2. Đứng trên hai mũi bàn chân
Hai chân mở rộng hơn chiều rộng của vai, tay chống nạnh, hai mũi bàn chân hướng ra ngoài. Hạ thấp trọng tâm cho đến khi đùi của bạn song song với sàn nhà, sau đó nhấc cao cả hai gót chân. Bạn có thể lặp đi lặp lại bằng cách nâng cao và hạ thấp chân. Khi đó, phần mông, bắp chân và đặc biệt là phần đùi của bạn sẽ được hoạt động tối đa.
3. Giữ thăng bằng
Đứng vững một chân làm trọng tâm, chân còn lại hơi hướng ra ngoài. Ngồi xổm sâu, sau đó bạn từ từ đứng thẳng, nâng cao chân trái ra sau và giữ ngực thấp xuống về phía trước cho đến khi toàn thân song song với sàn nhà, di chuyển cánh tay duỗi thẳng về phía trước. Đổi vị trí chân và tay, sau đó lặp lại để tạo thành một động tác hoàn chỉnh. Bài tập này có tác dụng giảm béo lên vùng mông, lưng, phần cơ bụng và đặc biệt là phần bắp đùi hiệu quả.
4. Đá bóng giả
Hai chân dang rộng hơn vai, tay chống nạnh, ngồi xổm sau đó đứng lên. bạn thực hiện động tác giống như đá quả bóng, với chân phải đưa lên phía trước, phần mũi bàn chân hướng ra ngoài, đưa cánh tay trái ra trước và cánh tay phải về phía sau. Sau đó, bạn có thể thay đổi vị trí chân và tay để thành một động tác hoàn chỉnh.
Hàng ngày, bạn cần kiên trì tập luyện khoảng 30 phút. Mỗi lần tập, cần dành ra 5 phút khởi động và giảm dần cường độ ở 5 phút cuối để cơ thể quen dần với cường độ tập luyện. Đồng thời, bạn phải hạn chế tối đa đồ ăn giàu chất béo và thay bằng các thực phẩm chứa nhiều protein như thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa, các loại đậu… Chúng không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe, làn da, cơ bắp, mà còn giúp bạn đốt cháy mỡ thừa để giảm béo hiệu quả.
Theo Ngoisao.net