Để có được một cuộc sống vui, khỏe, sống có ích, người cao tuổi cần thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên, cần lựa chọn các hoạt động và các môn thể dục thể thao cho phù hợp.

Tập thể dục có an toàn cho người cao tuổi?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trên 65 tuổi nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn. Nhiều tình trạng bệnh còn được cải thiện nhờ tập thể dục. Nếu bạn không chắc rằng tập thể dục là an toàn cho mình hoặc nếu bạn đang ít vận động, hãy hỏi bác sĩ của bạn.

Người cao tuổi nên tập thể dục với cường độ nhẹ để tránh xảy ra chấn thương.

Người cao tuổi bắt đầu tập thể dục như thế nào?

Điều quan trọng là mặc quần áo thoải mái và mang giày vừa vặn, chắc chắn. Đôi giày của bạn cần có khung hỗ trợ tốt, có phần gót cao và được đệm để hấp thu chấn động.

Nếu bạn chưa quen vận động, hãy bắt đầu từ từ. Bắt đầu với những bài tập mà bạn đã làm một cách thoải mái. Khởi đầu chậm làm bạn ít cảm thấy rằng mình sẽ làm tổn thương bản thân. Khởi đầu chậm cũng giúp ngăn ngừa đau nhức. Bạn không cần phải tập thể dục ở cường độ cao để có được các lợi ích sức khỏe.

Người cao tuổi nên chọn hình thức tập thể dục nào thì tốt cho sức khỏe?

Đi bộ

Đi bộ là một trong những hình thức mà các bác sỹ và các chuyên gia sức khỏe áp dụng cho toàn bộ người cao tuổi. Đây là một môn thể thao mang lại sự dẻo dai và giúp cho người già không bị mắc các bệnh viêm khớp. Mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra từ 10 đến 20 phút để có một sức khỏe dồi dào và phòng tránh được các căn bệnh tuổi già. Ngoài ra đây là một môn thể thao ít rủi ro đối với người cao tuổi.

Môn thể thao phù hợp với người cao tuổi với cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, đi bộ kết hợp chạy.

Chạy bộ

Việc chạy bộ rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên đối với những người lớn tuổi thì chạy bộ chỉ với cường độ thấp.

Yoga

Tập Yoga là một hoạt động tuyệt vời để phát triển sức khỏe và tăng cường sức chịu đựng của tim mạch đặc biệt với người cao tuổi. Yoga giúp tăng cường tính linh hoạt và sự dẻo dai của cơ thể, làm giảm đau nhức xương khớp đặc biệt là đau lưng.

Bơi lội

Bơi là phương pháp rèn luyện toàn diện, nên bơi chậm, bơi trong thời gian ngắn. Đây là một hoạt động điều trị có lợi cho sức khoẻ cũng như tinh thần. Nó giúp người lớn tuổi đốt cháy calo đồng thời tăng sức bền, tăng cường cơ bắp và cải thiện tình trạng tim mạch. Bơi cũng giúp làm giảm căng thẳng tinh thần và căng thẳng trên các khớp của cơ thể.

Thái cực quyền là liệu pháp tốt cho sức khỏe người cao tuổi.

Thái cực quyền

Thái cực quyền là môn võ thuật có cử động chậm, rất an toàn để tập luyện cho mọi lứa tuổi. Các nghiên cứu từ Hiệp hội lão hóa Mỹ cho thấy tập thái cực quyền làm giảm đáng kể nguy cơ bị té ngã và giảm 50% nguy cơ bị chấn thương do té ngã ở người già.

Ngoài ra, người lớn tuổi có thể tham gia những môn thể thao mình yêu thích giúp cho tinh thần sảng khoái như khiêu vũ. Chơi đùa vui vẻ cũng là một hoạt động vô cùng bổ ích cho sức khỏe người già.

Bên cạnh những bài tập này, các thiết bị y học cũng giúp người cao tuổi có cảm giác thoải mái như ghế massage… Cùng với niềm lạc quan, yêu cuộc sống sẽ là động lực giúp con người sống lâu, sống khỏe.

Bước sang tuổi trung niên, cơ thể chúng ta dần xuất hiện dấu hiệu của sự lão hóa, không còn giữ được dẻo dai và săn chắc như xưa. Lúc này, các bài tập gym cho người cao tuổi sẽ phát huy được hiệu quả đối với việc cải thiện sức khỏe và giữ gìn vóc dáng, giúp cơ thể chống lại sự lão hóa và khỏe mạnh hơn.

Qua bài viết dưới đây, Tri thức sức khỏe xin giới thiệu một số bài tập gym mang tính chất đơn giản, nhẹ nhàng để người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp tại nhà trong thời gian rảnh rỗi.

Bài tập 1: Xoay cổ

bai-tap-the-duc-cho-nguoi-gia-xoay-co

Bài tập xoay cổ giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, thiếu máu não, rối loạn tiền đình cho người cao tuổi.

Hướng dẫn luyện tập:

Ngồi thẳng, xoay cổ một cách chậm rãi và nhẹ nhàng để cảm nhận được các cơ và xương cổ đang hoạt động, đồng thời giảm chấn thương cho người tập. Sau 5 vòng thì đổi chiều.

Bài tập 2: Quay cánh tay

Một số người cao tuổi thường gặp phải các vấn đề về cơ vai, xương khớp; do đó bạn nên dành thời gian tập luyện cùng động tác quay cánh tay mỗi ngày để cải thiện các vấn đề này.

Hướng dẫn cách luyện tập: Đứng thẳng, giữ hai cánh tay thẳng và bắt đầu xoay cánh tay theo chiều kim đồng hồ. Sau 7 vòng thì đổi chiều.

Bài tập 3: Xoay hông

Bài tập xoay hông giúp người cao tuổi giảm các triệu chứng đau lưng, đồng thời giúp vòng bụng trở nên săn chắc hơn.

Hướng dẫn cách xoay hông cho người cao tuổi:

Đứng thẳng, hai tay dang ngang và xoay hông 180 độ. Thực hiện 10 vòng thật chậm và cảm giác bụng và các khớp xương sống đang hoạt động. Bài tập giúp giảm các bệnh lý về lưng, đốt cháy trực tiếp vùng bụng.

Bài tập 4: Xoay gối

Nếu bạn đang bị thoái hóa khớp, thường xuyên đau nhức đầu gối khiến việc đi lại khó khăn, thì bài tập xoay gối dưới đây sẽ rất phù hợp với bạn:

Hai chân chụm vào nhau, đầu gối tạo thành 1 góc 45 độ và hai tay đặt lên đầu gối. Xoay hai gối từ trái sang phải tạo thành 1 góc 180 độ. Thực hiện 10 vòng và đổi chiều.

Bài tập 5: Động tác Squat (ngồi xổm)

bai-tap-squat-cho-nguoi-gia

Động tác Squat ngồi xổm khá đơn giản nên ngay cả những người cao tuổi cũng có thể tập luyện mà không khiến cơ thể bị mất sức quá nhiều hoặc chấn thương.

Bài tập gym cho người cao tuổi này sẽ làm tăng độ dẻo dai cho đôi chân và vùng mông. Bạn chỉ cần ngồi xuống – đứng lên liên tục trong khoảng thời gian nhất định, tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng của bản thân.

Bài tập 6: Nâng chân

Trong khi đang ngồi trên ghế, bạn hãy cố gắng nâng hai lên sau đó hạ xuống nhưng vẫn giữ chân thẳng. Nếu việc giữ chân thẳng quá khó, bạn có thể giữ chân ở tư thế cong nhẹ, như vậy bài tập mới thực sự phát huy hiệu quả. Vài lần cho mỗi ngày sẽ tăng độ dẻo dai của cơ và sức mạnh cho đôi chân.

Bài tập 7: Đứng trên một chân

Đột quỵ là căn bệnh thường gặp ở nhiều cao tuổi. Để ngăn chặn chứng đột quỵ ở người già, bạn có thể tập đứng trên một chân hằng ngày để làm tăng khả năng giữ thăng bằng khi đứng.

Hướng dẫn cách tập luyện:

Dùng hai tay vịn ghế và giữ thăng bằng trên chân trái (hoặc chân phải tùy bạn lựa chọn), sau vài phút thì đổi chân. Khi khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, bạn có thể vịn ghế bằng một tay và sau đó tiến dần đến việc giữ thăng bằng không cần vịn ghế.

Tuy nhiên để đề phòng tai nạn đáng tiếc trong quá trình tập luyện, bạn nên lựa chọn mức độ khó phù hợp với khả năng hoặc cần có người thân ở bên cạnh giúp đỡ.

Bài tập 8: Duỗi

Người cao tuổi ngồi trên ghế, sau đó cúi đầu xuống nhưng vẫn giữ hai tay xuôi thẳng xuống đất. Cần lưu ý không nên để thân người quá căng hay gập người sâu vì như vậy sẽ rất nguy hiểm và có thể khiến người cao tuổi bị chấn thương.

Bài tập 9: Gánh đùi với ghế (Squats to chair)

bai-tap-gym-cho-nguoi-cao-tuoi-squat-to-chait

Đây tiếp tục là 1 bài tập gym đơn giản cho người già mà bạn không nên bỏ lỡ. Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị một chiếc ghế tựa. Đứng thẳng, 2 chân đưa rộng bằng vai, mắt nhìn về phía trước. 2 tay duỗi thẳng, đưa cao ngang ngực.

– Giữ nguyên tư thế tay, hít vào, co chân hạ phần hông xuống gần mặt phẳng ghế, mông không chạm ghế. Giữ trong 2 – 3s.

– Nâng người trở về trạng thái ban đầu, thở ra.

– Thực hiện động tác 20 lần rồi dừng lại.

Bài tập 10: Chống đẩy tường

huong-dan-cach-chong-day-tuong-cho nguoi-gia

Với dạng bài tập này, người cao tuổi sẽ được tăng cường sức mạnh ở cánh tay, ngực và cơ bắp vai. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần kiểm tra sàn nhà trước khi luyện tập, không nên thực hành ở nơi sàn nhà trơn vì có thể khiến người tập té ngã.

Hướng dẫn cách chống đẩy tường cho người cao tuổi:

– Đứng đối mặt với tường và cách tường 1 bước chân.

– Tay duỗi thẳng, chống lên tường, vai và tay thẳng hàng, tay mở rộng hơn vai.

– Chân khép hờ, thẳng lưng, từ eo đến chân giữ càng thẳng càng tốt.

– Đưa người về phía trước, khuỷu tay và cánh tay tạo thành 1 góc 45 độ, giữ 1 – 2 giây rồi trở về vị trí ban đầu.

– Thực hiện động tác 20 lần.

Bài tập 11: Đung đưa chân (Leg swings)

dong-tac-dung-dua-chan-giup-nguoi-gia-ren-luyen-suc-khoe-tai-nha

Tương tự như bài tập đứng trên một chân, động tác đung đưa chân cũng giúp tăng cường khả năng thăng bằng và cải thiện sự dẻo dai của phần thân dưới, từ đó giúp người già đi vững và ngăn ngừa nguy cơ té ngã.

Cách thực hiện bài tập đung đưa chân cho người lớn tuổi:

– Đứng thẳng, 2 chân chụm vào nhau, 2 tay dang rộng ra 2 bên, ngang vai, lòng bàn tay úp xuống.

– Nâng chân phải lên, sang bên phải, giữ thăng bằng trên chân trái. Đu chân phải ra trước, chéo qua chân trái, sau đó đu ngược lại vị trí ban đầu.

– Thực hiện ít nhất 20 lần trước khi đổi bên, lặp lại 3 hiệp.

Bài tập 12: Bọ chết (Deadbugs)

tu-the-bo-chet-thich-hop-cho-nguoi-gia

Bạn có thể tưởng tượng này giống như một chú bọ bị lật ngửa đang chờ chết. Tác dụng của bài tập là tác động vào cơ bụng, mông và đùi, giúp các cơ vùng này săn chắc mà không gây áp lực lên lưng dưới.

Cách thực hiện bài tập thể dục cho người cao tuổi này như sau:

– Nằm ngửa, 2 gối gập, 2 chân nhấc lên khỏi mặt đất để cẳng chân song song với mặt đất và tạo với đùi một góc 90 độ.

– Vươn 2 tay lên khỏi vai, 2 tay song song nhau và song song với đùi, ấn vào xương vai, hông nằm vững vàng trên mặt sàn. Hít vào trong khi duỗi tay phải lên khỏi đầu và chân trái duỗi thẳng, sau đó thở ra khi đưa chúng trở về tư thế ban đầu.

– Sau đó đổi bên và lặp lại, mỗi bên 5 hiệp, mỗi một động tác duỗi ra và co vào là 1 lần. Khi quay trở về tư thế ban đầu, nhớ siết bụng hướng về cột sống. Để bài tập khó hơn, nhấc đầu và vai lên khỏi mặt đất, mắt nhìn xuống chân.

– Tiếp tục thực hiện bài tập, mỗi bên 5 hiệp.

Trên đây là hướng dẫn cách tập luyện thể dục thể thao bằng các động tác đơn giản, giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe mỗi ngày. Hy vọng với những gợi ý nêu trên, người cao tuổi sẽ lựa chọn cho mình các kiểu bài tập rèn luyện sức khỏe phù hợp, từ đó nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái và thư giãn hơn.

Cũng cần lưu ý rằng, bên cạnh tập luyện thể dục mỗi ngày, người cao tuổi nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng: tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau củ; hạn chế mỡ động vật; nên ăn nhiều cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt; uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể thường xuyên. Ngoài ra phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, giữ cho tâm trạng luôn thư thái để ngăn ngừa các bệnh tật.

Nguồn; Wikisongkhoe.com

Khi lớn tuổi, các chức năng của cơ thể sẽ khiến cho người già không còn dẻo dai và nhanh nhẹn. Việc lựa chọn những môn thể thao phù hợp với điều kiện và sức khỏe sẽ giúp cho người già có cải thiện được chất lượng cũng như sống vui khỏe hơn. Vậy những môn thể thao nào mà người già nên tập luyện?

Empty

1. Đi bộ nhẹ nhàng

Đi bộ là cách luyện tập nhẹ nhàng và phù hợp với đa số người cao tuổi có thể làm được. Đi bộ thường xuyên mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe, tăng nhịp tim, cải thiện hô hấp, cải thiện sức chịu đựng, ngăn chặn nguy cơ loãng xương, cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện giấc ngủ,…

2. Yoga giúp cơ xương dẻo dai

Yoga mang lại rất nhiều hiệu quả tốt cho sức khỏe của người cao tuổi. Yoga cũng có thể làm giảm đau nhức bằng cách tăng tính linh hoạt và dẻo dai của cơ thể.

Tập Yoga sẽ không tạo áp lực cho tim mà còn cung cấp thêm nhiều dưỡng khí cho máu và sinh lực cho các cơ quan. Qua đó có thể tăng cường quá trình chuyển hóa, kiểm soát những cảm xúc và làm cân bằng tâm lý. Ngoài ra, yoga còn giúp người già dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện trí nhớ và tự tin hơn trong cuộc sống.

3. Đi xe đạp

Đi xe đạp là hoạt động mà người cao tuổi nên duy trì. Môn thể dục này rất tốt cho việc làm săn chắc da và hình thành cơ bắp, đặc biệt ở nửa dưới của cơ thể như bắp chân, bắp đùi và phần hông, lưng của bạn.

Empty

Đi xe đạp còn tốt cho tim và hệ thống miễn dịch, giữ cân nặng, kiểm soát trạng thái tinh thần, tăng sức mạnh và sức chịu đựng. Đây là cách tập thể dục tốt nhất giúp bạn có thể chống lại các triệu chứng trầm cảm.

4. Khiêu vũ

Khiêu vũ đem lại lợi ích cho người cao tuổi bằng nhiều cách, cả về thể chất và tinh thần. Khiêu vũ thường xuyên có thể giúp chống lại căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, cũng như cải thiện sức khoẻ tim mạch của bạn.

5. Bóng Bàn

Chơi bóng bàn còn giúp nâng cao khả năng phản xạ, tăng cường nội lực cho cơ thể, tính linh động cho tất cả các khớp, có ích cho hoạt động của hệ tim mạch. Ngoài ra, môn này đòi hỏi phải suy nghĩ nhanh và có sự kết hợp giữa tay và mắt nên chơi bóng bàn sẽ giúp kích thích hoạt động của não bộ.

6. Chơi Cờ

Chơi cơ cũng là những môn thể thao khá phổ biến không chỉ ở giới trẻ mà còn đối với những người cao tuổi. Đây là bộ môn giúp rèn luyện trí nào cũng như sự tập trung cao độ. Làm giảm khả năng mắc các bệnh liên quan đến trí não như bệnh đãng trí ở người già.

7. Tập Dưỡng Sinh

Dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm ba phần lớn: luyện tập, ăn uống và thái độ trong cuộc sống. Bí quyết để luyện tập có kết quả trong phương pháp dưỡng sinh chính là luyện thở. Thở sâu có tác dụng đưa dưỡng khí vào tận đáy phổi và đỉnh phổi, duy trì sức thở không bị giảm đi theo tuổi tác.

Khi lớn tuổi, người già cần quan tâm đặc biệt đến sức khỏe. Việc có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì chế độ tập luyện nâng cao sức khỏe cũng cần được chú trọng. Hãy tập luyện thường xuyên để có một sức khỏe dẻo dai và tinh thần lạc quan bằng những bài tập nhẹ nhàng.

Những ước mơ tuổi hưu gần gũi, giản dị

Không còn là những khát vọng lớn lao, tung hoành năm châu bốn bể như thường được nhắc đến khi con người đang ở độ thanh xuân, mơ ước ở độ tuổi quá nửa cuộc đời được gói trọn trong những mong muốn vô cùng gần gũi. Cứ mỗi 6 giờ sáng hàng ngày tại con đường ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đoạn cầu Lê Văn Sỹ (TP. HCM) luôn có nhóm các cô chú về hưu đều đặn tập dưỡng sinh. Sau khoảng một giờ tập luyện, mọi người thường dành thêm một chút thời gian buổi sáng để cà phê và trò chuyện cùng nhau về con cái, gia đình, và cả những ước mơ của mình.

Chú Bảo – 60 tuổi, luôn gây ấn tượng cho các thành viên trong hội về những câu chuyện ngao du thời trai trẻ, khi chú rong ruổi lang thang khắp Việt Nam để chụp ảnh phong cảnh. Thế mà mãi cho tới năm nay, khi bắt đầu nghỉ hưu, chú mới hoàn thành được ước mơ đưa bà xã ra Đà Nẵng để đi cáp treo lên Bà Nà cho biết và chụp cho cô một bộ ảnh thật đẹp để kỷ niệm 30 năm ngày cưới.  

Du lịch là một trong những ước mơ mà nhiều người cao tuổi mong muốn được thực hiện khi về hưu

Hay câu chuyện của dì Lành, năm nay đã 58 tuổi, hiện đang làm chủ một quán chay nhỏ. Đều đặn hàng tháng dì vẫn cùng bạn bè tổ chức phát cơm từ thiện tại các bệnh viện. Dì kể, cuộc sống trước kia nhiều lo toan, bận con cái và công việc tại cơ quan hành chính. Bây giờ con cái đã ổn, dì lại được thực hiện đam mê nấu món chay và chia sẻ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu chuyện của chú Bảo hay dì Lành cho thấy khi bước vào tuổi hưu, gánh nặng cuộc sống, gia đình, con cái đã vơi bớt phần nào. Đó chính là “độ tuổi vàng” để thực hiện những ước mơ mà trước đó họ ít có cơ hội thực hiện. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện bởi các vấn đề tuổi tác, sức khỏe lẫn tài chính.

Để thực hiện được ước mơ ở tuổi hưu, sức khỏe thể chất và sự bảo đảm về tài chính là điều người cao tuổi luôn quan tâm

Thực hiện ước mơ tuổi hưu cũng cần có bí quyết

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Khi lớn tuổi, tác động của quá trình lão hóa càng rõ rệt hơn, khiến chức năng của hệ tiêu hoá giảm, sức nhai yếu, do đó trong các bữa ăn người cao tuổi chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng mà dễ hấp thu như cá, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc…

Đời sống tinh thần phong phú: Ngay sau khi về hưu, hãy tham gia các hoạt động đi bộ, tập dưỡng sinh, các câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ dành riêng cho người cao tuổi tại địa phương, tránh việc ngồi nhà quá nhiều sẽ dễ tạo không khí tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý.  

Khỏe mạnh, vui sống và chủ động tài chính để thực hiện ước mơ, an hưởng tuổi vàng

Kế hoạch tài chính vững vàng: Việc lên kế hoạch tài chính và thực hiện một cách có kiểm soát sẽ giúp cuộc sống khi bước vào hưu trí ổn định và bền vững, từ đó việc hiện thực hóa những mơ ước cũng dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, người lớn tuổi không nhất thiết phải sở hữu một số tiền lớn, song việc chuẩn bị trước một khoản dự phòng sẽ thực sự hữu ích khi có biến cố bất ngờ xảy đến.

Thay vì chọn các kênh đầu tư cần nhiều kiến thức chuyên sâu về tài chính hoặc đòi hỏi số vốn lớn, đa số người sắp bước vào tuổi cao niên thường chọn lựa một kế hoạch bảo hiểm phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình, để vừa được đảm bảo tài chính trước các rủi ro khó lường trong cuộc sống, vừa sở hữu nhiều quyền lợi bảo vệ sức khoẻ.

Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một “con nhím” thận trọng.

Một độc giả gửi đến mục tâm sự của Sina câu chuyện của mình: “Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: “Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ”. “Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được”, tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.

Ảnh: Aboluowang.

Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: “Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?”.

Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.

Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng”.

Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đã tổn thương. Anh chia sẻ: “Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng”. Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành.

Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con mình.

Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.

Nhưng có một ngày, những “ngọn núi” ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một “con nhím” thận trọng.

Bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc Gia đình hạnh phúc từng lấy đi nước mắt của nhiều người, vì những thông điệp mà nó mang lại. Nội dung phim xoay quanh một thanh niên giỏi giang, là bác sĩ của một viện lớn, tuy nhiên anh không thăng tiến được vì nhiều đồng nghiệp khác có gia đình bề thế, địa vị hơn. Một ngày, trong nỗi thất vọng vì mất đi vị trí tiềm năng, anh về nhà trách cứ bố mình: “Bố mỗi ngày cứ hỏi con có đói không? Bố chỉ lo được cho con chuyện đói, no, không thể nào lo cho con được sự nghiệp”. Lời phàn nàn của đứa con làm người bố trống rỗng, đau khổ. Ông nói: “Là bố sai rồi, là bố không có khả năng đem lại cho con những điều tốt đẹp hơn”.

Kết quả hình ảnh cho Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con mình"

Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và “Thần Chết”. Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.

Để tránh làm bố mẹ tổn thương, con đừng:

– Đổ lỗi cho sự “bất tài” của cha mẹ

Bạn có thể trách bố mẹ không có khả năng đem lại điều bạn muốn, nhưng đừng quên rằng họ đã trao cho bạn khả năng. Việc bạn đạt được điều bạn muốn hay không, một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của chính mình.

– Phàn nàn về những phàn nàn của cha mẹ

Lời phàn nàn có thể khiến bạn bực dọc, nhưng họ làm vậy vì thực lòng yêu thương và mong muốn bạn tốt đẹp hơn.

Kết quả hình ảnh cho Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con mình"

– Cau có về sự chậm trễ của cha mẹ

Khi còn nhỏ, chúng ta dựa vào cha mẹ để bước đi. Giờ bố mẹ đã già, phải dựa vào con cái để di chuyển. Mỗi khi họ chậm chạp, lề mề, hãy nhớ về thủa ban sơ của mình, bạn cũng không khác gì như vậy.

– Ghét bỏ khi bố mẹ ốm

Sinh lão bệnh tử, con người không ai thoát khỏi quy luật tự nhiên ấy. Khi cha mẹ còn trẻ, họ chăm sóc bạn từng tí, bên bạn khi bạn ốm đau. Lúc họ về già, đây là lúc quay lại vòng tuần hoàn ấy.

Đây chính là những điều mà con người rất sợ mất khi đến tuổi 60. Hãy đọc và suy ngẫm nhé!
Người đến tuổi 60 sợ nhất là đánh mất 3 thứ này: Rất nhiều tiền cũng không mua được

Không có khoản tiết kiệm để nghỉ hưu

Hầu hết mọi người đều chuẩn bị cho quá trình nghỉ hưu của mình khi ở tuổi 60. Từ bỏ công việc và gánh nặng tiền bạc, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn tĩnh lặng của cuộc sống nhưng cũng có phần cô đơn. 

Vào thời điểm đó, nếu trong tay chúng ta không có một khoản tiền tiết kiệm nhất định, vậy thì chúng ta sẽ không thể ngừng đau đầu suy nghĩ, chi li tính toán trong mọi chi phí ăn mặc, sinh hoạt thường ngày và cả các dịch vụ y tế, sức khỏe khác. 

Có thể nhiều người nghĩ rằng mình có thể sống phụ thuộc vào số tiền mà con cái chu cấp cho cha mẹ nhưng bao giờ cũng thế, sử dụng và tiêu xài những gì tự mình làm ra vẫn đem lại cảm giác thoải mái hơn.

Mất sức khỏe

Thời gian càng trôi qua, chúng ta không chỉ sợ việc già đi, mà còn sợ một điều hơn thế đó chính là bệnh tật. 

Còn điều gì khủng khiếp hơn việc mỗi ngày đều bị bệnh lớn bệnh nhỏ quấn thân, mệt mỏi với thuốc thang và bệnh viện. Dù thức ăn có ngon cũng chẳng thấy thèm, dù cuộc sống còn tồn tại cũng chẳng thấy vui. 

Đánh mất sức khỏe cũng đồng nghĩa với đánh mất cơ hội để tiếp tục hưởng thụ những niềm vui thú của đời người mà thay vào đó là một trái tim và cả cơ thể rã rời, u ám.

Mất người cạnh bên

Khi bản thân ta già đi, những người quen, bè bạn, người cạnh bên đều cùng già đi theo năm tháng, đặc biệt là bạn đời của mình. 

Tuoi-trung-nien-00

Đó là người đã cùng ta gồng gánh gia đình suốt một thời gian dài, chia sẻ bao trách nhiệm và nhọc nhằn gian khó, cũng là người cùng vui cùng buồn, săn sóc chăm lo, nắm tay đi nốt những ngày tháng còn lại của cuộc đời. 

Mất đi người bạn đời cạnh bên là một chuyện đáng sợ. 

Một vài lời khuyên nếu bạn đang ở tuổi 60

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Số người sống đến 100 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ là 1 trên 100.000 người.Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm.

Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ, bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai gì nữa đâu.

Đừng lo lắng nhiều quá về con cái, vì con cái có số phận của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Chúng tất nhiên biết lo cho cha mẹ, dù có lòng nhưng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm ăn và nhiều ràng buộc khác nên không thể giúp bạn được đầy đủ.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn con mình. Nhưng bạn có thể so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể làm thay đổi, vì chẳng có ích gì, mà lại còn tổn hại cho sức khỏe bạn…

Ngày hôm qua, cháu gái bắt đầu gọi ông nội là “ông già lẩm cẩm”. Bởi vì ông rõ là đang cầm chìa khoá ở trên tay mà cứ cuống cuồng lên đi tìm, mất nguyên cả buổi chiều không làm được gì.

Dạo này ông lạ lắm, rõ ràng người đứng trước mặt là người vẫn gặp hàng ngày, còn là hàng xóm mấy chục năm rồi, mà sao tự nhiên ông quên hẳn tên của họ. Nghĩ mãi vẫn không nhớ ra…

Ở trên nhà xuống bếp định lấy cái gì, mà sau lại quên bẵng đi, không biết xuống bếp để làm gì. Đứng một hồi cũng không nghĩ ra, lò dò đi lên phòng mới nhớ được: “À, thì ra định xuống bếp lấy cái cốc để uống nước!”

Nhiều người bắt đầu phàn nàn là ông toàn nói chuyện đâu đâu, nói một sự kiện là tới 3, 4 lần. Nói rồi mà tưởng chưa nói nên cứ lặp đi lặp lại, khiến cho người nghe phát chán. Nhiều lần các cháu phải ngắt lời: “Hiểu rồi ông ạ, ông đừng lặp lại nhiều lần nữa…”

Ngày hôm qua, cháu gái bắt đầu gọi ông nội là “ông già lẩm cẩm” (Ảnh minh hoạ: meta.vn)

Ngày xưa ông nói gì cũng ngắn gọn, đâu ra đó. Còn bây giờ, vòng vo Tam quốc mãi mà chưa vào đề, khiến con cái sinh ra bực mình:

– Ba muốn nói gì thì nói thẳng ra đi. Ba nói vòng vo hoài, con chẳng hiểu gì cả!

– Tao là ba mày. Tao nói tiếng Việt chứ tiếng gì đâu mà mày không hiểu hả?

Thế là ba con cãi lộn với nhau, vì những chuyện chẳng đâu.

Già hay quên đã đành, nhưng những cái cần quên thì chẳng quên mà lại nhớ dai vô chừng. Nhiều lúc ngồi ngẫm lại, những chuyện ngày xưa, bạn bè mất lòng nhau, chuyện giận hờn thù ghét của quá khứ… tự nhiên ở đâu ập về, làm tâm chẳng được an.

Chuyện giận hờn thù ghét của quá khứ… tự nhiên ở đâu ập về, làm tâm chẳng được an. (Ảnh minh hoạ: teonao)

Già cũng dễ bị tủi thân và sợ bị cô đơn vô cùng. Lúc trước ông còn trẻ, khi ấy khỏe mạnh, cái gì cũng tự làm được. Nay tuổi già sức yếu, làm không được nữa nên đành phải nhờ con cháu. Mà nhờ vả thì nhiều lúc chúng nó không chịu làm, nếu có làm thì cũng là miễn cưỡng, nhiều khi còn kêu ca phàn nàn. Ngày xưa ông chở con đi học bao nhiêu năm trời chẳng sao. Nay không đi xe được nữa, nhờ con cháu chở đi nhà thờ, đi chùa … thì chúng nó nói ở nhà tu tâm là đủ rồi, việc gì phải đến nhà thờ hay chùa chiền. Muốn đi ra ngoài dạo phố thì chúng nó bảo ngoài phố có gì hấp dẫn đâu, ở nhà nghỉ ngơi đi làm gì cho mệt…

Thế là ông tủi thân. Ông bỗng nhớ đến câu chuyện như thế này:

Một người cha già trí nhớ đã không còn minh mẫn ngồi hóng gió cùng con trai trước hiên nhà. Nghe thấy tiếng động trong lùm cây, ông hỏi con trai:

– Cái gì vậy con?

Người con trai trả lời:

– Một con quạ ạ.

Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai:

– Cái gì vậy nhỉ?

Người con trả lời:

– Cha, con đã nói với cha rồi. Đó là một con quạ.

Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già tiếp tục: 

– Cái gì thế con nhỉ?

Đến lúc này, người con trai không còn giữ được bình tĩnh, anh sẵng giọng:

– Đó là một con quạ, một con quạ! Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế? Con đã nói rồi mà, đó chỉ là một con quạ!”

Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật kí đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật kí như sau: “Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên ghế sô-pha. Khi một con quạ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con quạ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn…”

Hãy để tuổi của bạn ngày một già đi, nhưng đừng để điều đó xảy ra với trái tim của bạn (Ảnh minh hoạ: meta.vn)

Nghĩ đến đây, sống mũi ông hơi cay cay. Ông đã từng trải qua biết bao biến cố còn khó khăn, kinh khủng hơn cái cảnh tuổi già buồn tủi và cô đơn này. Có nhiều chuyện còn khiếp đảm hơn nhiều so với sự cô độc, mà ông đã vượt qua được tất cả. Vậy thì chút trở ngại lúc cuối đời này có đáng gì đâu. Ông sẽ yêu thương con cháu nhiều hơn, làm chỗ dựa tinh thần và gắng không làm phiền đến chúng. Chúng cũng có gia đình, cũng đang vật lộn mưu sinh sống…

Ông bỗng nhớ đến một câu cho tuổi già:

“Hãy để tuổi của bạn ngày một già đi, nhưng đừng để điều đó xảy ra với trái tim của bạn” – Haley.

Bất kì ở một độ tuổi nào người ta cũng thèm khát được yêu thương, được bầu bạn, vì vậy chẳng có gì lạ nếu người cao tuổi thèm được yêu thương, sẻ chia…
 
Tuổi già là những chuỗi ngày cô đơn
 
Ở nhiều nơi việc con cái phân chia theo kiểu mỗi người nuôi cha mẹ vài tháng, hay thuê đến các dịch vụ chăm sóc người già ngày càng xảy ra phổ biến và nhiều, khi hiện nay nước ta đang có nguy cơ đối với mặt với tốc độ già dân số tăng một cách chóng mặt. Đó là đối với những gia đình có kinh tế, còn với những gia đình không mấy dư dả thì thường bỏ mặc cha mẹ tuổi già với 4 bức tường cô quạnh khi quá bận mải với công việc trong cuộc sống. Lúc này, họ ít quan tâm tới bố mẹ mình và đôi khi còn nghĩ bố mẹ già là gánh nặng nên mới dẫn tới cảnh người già bị hắt hủi, con cháu bỏ mặc, thậm chí là chửi rủa. Trong hoàn cảnh này người già rất dễ bị trầm cảm, lâu ngày có thể bị điên, trở nên ít nói, không nhận ra người thân vì u uất bởi cuộc sống hiện tại.
 
Kết quả hình ảnh cho Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương"
 
Trên thế giới, tỉ lệ người già chết trong cô đơn ngày càng cao. Điều đáng buồn hơn là họ thường chết ở đầu đường, xó chợ, những ngôi nhà hoang, thậm chí đến lúc chết đi rồi những thi thể ấy vẫn không có người thân tới nhận, buộc chính quyền phải chôn họ dưới những nấm mồ không tên. Mặc dù tình trạng này chưa xảy ra quá nhiều ở nước ta nhưng hình ảnh người già sống một mình trong những ngôi nhà vắng tiếng người, ít được quan tâm, chăm sóc lại xảy ra khá nhiều và phổ biến đặc biệt ở các thành phố lớn.
 
Người già họ cũng cần có tình yêu, cần có sự đồng cảm, sẻ chia
 
Những thay đổi tâm sinh lý ở người cao tuổi mà con trẻ không thể hiểu, những mong muốn của người cao tuổi có thể không phải vì đời sống tình dục như mọi người vẫn nói mà đơn giản họ chỉ muốn tìm một sự đồng cảm, sự chia sẻ những ngày cuối đời. Con cái rồi cũng có cuộc sống riêng, cũng phải làm kinh tế còn mấy thời gian tâm sự trò chuyện. Người già họ đã dành cả đời vì con, vì cháu thì cũng đến lúc để họ có một khoảng trời riêng, tình yêu ở tuổi già cũng giống như còn trẻ, họ cũng khao khát được nhớ, được trò chuyện và có lẽ ông lão ở câu chuyện trên cũng thèm một tình yêu đơn giản như thế.
 
Kết quả hình ảnh cho Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương"
 
Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương đã làm thức tỉnh nhiều phận làm con, về cách đối nhân xử thế và hiểu biết hơn về những tâm sinh lý thay đổi khi về già. Giá như các con cụ trong câu chuyện trên rộng lòng hơn một chút mà suy xét thì chắc rằng họ sẽ đồng cảm được với những mong ước của ba mình. Cha đã dành cả cuộc đời mình cho con nhưng không có nghĩa là cha không có mưu cầu hạnh phúc.
 
Có lẽ câu nói “Con chăm cha không bằng bà chăm ông” đã phát huy đúng ngữ nghĩa của nó nhưng tôi còn cho rằng: ông cụ trong câu chuyện trên không tự tử về bị phản đối tình duyên mà có lẽ cụ đã quá đau lòng vì sự vô tâm vô tình của những đứa con. Hóa ra chỉ có cha mẹ là yêu thương con vô điều kiện, còn con cái cuối cùng chỉ nghĩ đến cảm xúc, đến sĩ diện của bản thân mình với xã hội.
 
Khi về già người già cần nhất là sự quan tâm của con cháu
 
Sự quan tâm là liều thuốc hữu hiệu cho người già. Thực tế, chứng trầm cảm và điên của người già cô đơn có thể được cải thiện bằng những can thiệp mang tính cộng đồng, chứ không cần dùng một loại thuốc hay phương pháp chữa trị nào khác. Khi được người thân trong gia đình thường xuyên quan tâm hỏi han, tích cực cho người già tham gia các hoạt động tập thể mang tính phong trào, rèn luyện sức khỏe thì tâm lý của người già ắt trở nên thỏa mái.
 
Đây cũng chính là một trong những bí quyết sống vui khỏe có ích cho người cao tuổi. Nếu có thể, nên để người cao tuổi tiếp tục làm việc hoặc tổ chức học thêm để bổ sung kỹ năng mềm, tăng khả năng giúp đỡ con cháu. Gia đình cũng nên chuẩn bị cho người cao tuổi một chế độ ăn uống hợp lý, ngon miệng, dễ tiêu và không cần kiêng khem quá mức để đảm bảo một sức khỏe tốt phòng tránh được những căn bệnh tuổi già.
 
Kết quả hình ảnh cho Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương"
 
Những người cao tuổi mắc bệnh ảo giác dễ sợ hãi, kích động, lo âu, thậm chí hoang tưởng rất nguy hiểm đến tính mạng vì vậy không nên để họ sống cô đơn, một mình. Khi  về già người cao tuổi phải uống nhiều loại thuốc do mắc nhiều bệnh nên đôi khi khiến người già đối mặt với các bệnh lý người cao tuổi như trầm cảm, ít nói, cáu gắt, nói nhiều…
 
Ngoài việc được người thân thường xuyên quan tâm, bản thân người già cũng cần biết chấp nhận, hiểu quy luật tuổi già tránh các hoạt động thái quá, tăng cường các hoạt động nhẹ nhàng, tránh thụ động ngồi không, biết tìm niềm vui trong các chuyện đơn giản. Người già cũng không nên căng thẳng và áp lực quá khi đối mặt với tuổi già vì thực chất tuổi già không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần giữ được đầu óc thoải mái, vui vẻ là cuộc sống của người già đã trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Khi tuổi của chúng ta càng cao thì nhiều chức năng của cơ thể càng bị suy giảm, sức khỏe càng yếu dần. Chính vì thế, người cao tuổi (NCT) dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát. Sau đây là một số nhóm bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Kết quả hình ảnh cho Người cao tuổi thường mắc những bệnh gì?"

Bệnh về hệ thần kinh trung ương: hầu hết NCT do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như: Parkinson hoặc Alzheimer.

Bệnh về hệ thống tuần hoàn: trong số các bệnh về tim mạch ở NCT thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp… chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong một số trường hợp, các loại bệnh này thường thấy ở những người béo phì, nghiện bia, rượu chiếm tỷ lệ cao hơn những người không nghiện bia rượu.

 

Khám bệnh cho người cao tuổi

Bệnh về hệ hô hấp: bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở NCT, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào, những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như: nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng, khói bếp nhiều…

Bệnh về hệ xương khớp: đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời thiết. Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở NCT, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

Kết quả hình ảnh cho Người cao tuổi thường mắc những bệnh gì?"

Bệnh về đường tiêu hóa: NCT rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó có một lý do mà NCT hay gặp phải là ít vận động. NCT thường ngồi một chỗ thêm vào đó ít ăn rau, uống ít nước cho nên phân ứ lại lâu ngày ở trực tràng làm cho các mạch máu trực tràng giãn ra gây nên bệnh trĩ. NCT cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm cho NCT rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

Bệnh về hệ tiết niệu-sinh dục: NCT cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu- sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục-tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái cho NCT.

Ngoài ra, ở NCT cũng thường bị rối loạn một số chỉ số về mỡ máu (cholesterol, triglycerid), rối loạn về chức năng gan (SGOT, SGPT), đái tháo đường,…

Do đó, NCT nên đi khám bệnh định kỳ, tập thể dục đều đặn, có chế độ dinh dưỡng hợp lý; không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, thuốc lào, luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Khi về già, sẽ có những thay đổi bất thường trên cơ thể, khiến người già cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bạn đừng xem nhẹ vì đó có thể là dấu hiệu báo trước những căn bệnh người già gây ra do tuổi tác đấy!

Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học và y tế, sức khỏe con người ngày càng được cải thiện và chăm sóc tốt hơn, nhờ vậy tuổi thọ cũng cao hơn xưa. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc những người lớn tuổi có thể tránh được các vấn đề sức khỏe tất yếu thường thấy như chứng bệnh loãng xương hay bệnh Alzheimer. Ngược lại, hơn bao giờ hết, chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe để giữ cho xương, bụng và não luôn trong tình trạng tốt nhất. Bước đầu tiên để hiện thực hóa được điều này chính là bạn cần biết được tình trạng sức khỏe của mình và biết các triệu chứng của bệnh để có thể tìm ra cách phòng ngừa cũng như điều trị triệt để.

Loãng xương

Kết quả hình ảnh cho loãng xương"

Làm thế nào để giữ cho xương chắc khỏe luôn là vấn đề băn khoăn đối với những người cao tuổi vì khi về già. Những mô xương cũ bị hủy sẽ nhiều hơn số mô xương mới được tạo ra, khiến xương bạn mỏng dần và yếu đi. Thay đổi này dẫn đến tình trạng loãng xương, một căn bệnh khiến xương của bạn yếu hơn và dễ bị chấn thương khi vấp ngã hoặc khi thực hiện những hoạt động thể chất hàng ngày. Hơn 1,5 triệu ca gãy xương xảy ra là do bệnh loãng xương. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là triệu chứng bệnh không dễ nhận thấy, vì vậy để chắc chắn, bạn nên khám bác sĩ để được kiểm tra mật độ xương với phương pháp chụp DEXA nhằm xác định tình trạng sức khỏe của xương. Phương pháp này không chỉ chẩn đoán được bệnh loãng xương mà còn xác định được những bệnh khác liên quan đến xương, chẳng hạn như tình trạng mật độ xương thấp.

Mất thị giác

Bệnh về mắt thường khá phổ biến ở những người cao tuổi, đáng chú ý nhất là thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp.

Thoái hóa điểm vàng

Trong mắt có một phần được gọi là điểm vàng cho phép bạn có khả năng nhìn được chi tiết rõ ràng hơn. Khi bệnh xuất hiện, điểm vàng này sẽ bị phá hủy theo thời gian. Những người ở độ tuổi 50 có 2% nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng, nhưng đối với những người trên 75 tuổi, tỷ lệ này tăng cao tới 30%.

Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gia tăng áp lực chất lỏng bên trong mắt và dần dần có thể làm hỏng các dây thần kinh thị giác. Ban đầu bệnh sẽ không biểu hiện triệu chứng cụ thể, nhưng sau đó bệnh sẽ tác động đến tầm nhìn ngoại vi của người bệnh và cuối cùng là ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn. Nếu bệnh không được theo dõi và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân có thể bị mù. Theo kết quả khảo sát trên 3 triệu người mắc bệnh tăng nhãn áp, thì chỉ một nửa có triệu chứng. Bạn đừng quên đến gặp bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo mắt thường xuyên để kiểm tra mắt và xác định những vấn đề liên quan đến tầm nhìn của mắt nhé!

Mất thính lực

Một trong những vấn đề nghiêm trọng khác thường thấy ở những người trên 65 tuổi chính là tình trạng bị mất thính lực. Presbycusis (giảm thính lực khi về già) là biểu hiện thường thấy nhất ở mất thính lực do tác động của tuổi tác, tình trạng phổ biến thứ hai là mất thính lực do tiếng ồn do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với âm thanh có cường độ lớn. Trong cả hai trường hợp trên thì khả năng nghe những tần số âm thanh cao sẽ bị mất dần đi. Bạn có thể gặp khó khăn khi lắng nghe những âm gió trong cuộc hội thoại như âm “S”, giọng nói của phụ nữ hoặc trẻ em.

Kết quả hình ảnh cho mất thính lực"

Việc mất thính giác sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình hay bạn bè, vì vậy bạn nên khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra thính giác và dùng máy trợ thính nếu cần nhé!

Suy giảm nhận thức

Quá trình lão hóa bình thường không ảnh hưởng mạnh tới trí nhớ của bạn, nhưng tình trạng mất trí nhớ vẫn có thể xảy ra ở một thời điểm nhất định. Suy giảm nhận thức nhẹ là một thuật ngữ y tế dùng cho tình trạng giảm trí nhớ do tuổi tác, nhưng nghiêm trọng hơn so với giảm trí nhớ do quá trình lão hóa bình thường. Người mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ thường hay nhớ trước, quên sau và gặp khó khăn khi được giao những công việc như tính toán hay những công việc đòi hỏi nhiều công đoạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 10% đến 20% những người trên 65 tuổi có thể mắc phải chứng suy giảm nhận thức nhẹ. Suy giảm nhận thức nhẹ có thể tiến triển thành bệnh Alzheimer – tình trạng bệnh không thể phục hồi của não. Người mắc bệnh Alzheimer sẽ mất dần khả năng suy nghĩ và ghi nhớ, cuối cùng bệnh nhân không có khả năng thực hiện những việc cơ bản nhất. Những người bị Alzheimer đầu tiên sẽ nhận thấy trí nhớ không còn khả năng ghi nhớ như xưa nữa.

Bệnh suy giảm nhận thức có thể gây ra nhiều ảnh hưởng. Do vậy, khi nhận thấy chính mình hay người thân xuất hiện những triệu chứng của bệnh suy giảm nhận thức thì bạn hãy đến khám bác sĩ để xác định được tình trạng chính xác ngay nhé!

Són tiểu và táo bón

Đây là một trong những vấn đề khó nói nhưng khá phổ biến ở người cao tuổi. Có hơn 26% nữ giới và 16% nam giới trên 65 tuổi gặp rắc rối với táo bón mãn tính. Bác sĩ xác định bệnh táo bón thông qua việc người bệnh có nhu cầu đi vệ sinh ít hơn 3 lần mỗi tuần và nếu đi sẽ gặp tình trạng phân cứng, khô hơn bình thường. Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị táo bón là do thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, mất nước và thiếu hoạt động thể chất. Nữ giới trên 50 tuổi có nguy cơ mắc chứng són tiểu cao vì ở giai đoạn này, các nhóm cơ vùng chậu sẽ yếu đi nhiều và không còn đủ khả năng kiểm soát bàng quang. Sự lão hóa ở nam giới biểu hiện qua tuyến tiền liệt phì đại và cũng có khi són tiểu. Khi nhận thấy những dấu hiệu của táo bón hay bệnh són tiểu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!

Viêm khớp

Đây là một dạng bệnh khá phổ biến khác được ghi nhận ở những người trên 65 tuổi. Viêm khớp xảy ra khi các chất lỏng và sụn trong khớp bị mòn đi, khiến xương cọ vào nhau gây đau. Dạng viêm khớp thường gặp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn tuổi là thoái hóa khớp, hệ quả do hao mòn các khớp xương, đặc biệt là ở các ngón tay, hông, đầu gối, cổ, cổ tay và cột sống. Hiện tại đã có những phương pháp y khoa giúp điều trị bệnh viêm khớp, vì vậy bạn đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được giúp đỡ khi gặp phải tình trạng viêm khớp nhé!

Kết quả hình ảnh cho viêm khớp"

Vấn đề về thăng bằng

Con người già đi thường cảm thấy khó khăn để giữ được thăng bằng. Theo ghi nhận, có hơn 40% số người được khảo sát cho biết họ đã gặp những rắc rối để giữ được thăng bằng trong suốt cuộc đời, trong đó có 24% những người trên 72 tuổi gặp phải tình trạng chóng mặt. Nguyên nhân chính của việc này thường được ghi nhận là do vấn đề của tai trong, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như do thuốc hay do gặp phải những bệnh lý khác. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày hay nhìn thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng kể cả khi bạn đang ngồi thì tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bệnh tim mạch

Khi đến giai đoạn lão hóa, tim của chúng ta có thể sẽ phải nỗ lực hoạt động hơn bình thường rất nhiều để có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Khi cơ thể không bị tác động nhiều bởi quá trình lão hóa, sẽ chỉ có những thay đổi nhỏ trong hệ tim mạch và hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, những thay đổi lớn hơn có thể dẫn đến bệnh tim và những vấn đề liên quan đến tim như đau tim hoặc đột quỵ. Thực tế, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi. Những triệu chứng thường gặp như xuất hiện những cơn đau ngực, cảm giác khó thở, buồn nôn, chóng mặt.

Bên cạnh đó, đối với một số chị em phụ nữ, bệnh còn có những triệu chứng khác như xuất hiện những cơn đau ngực không rõ ràng, đổ nhiều mồ hôi, khó thở, suy nhược và mệt mỏi, đau nhức ở xương hàm, cánh tay, lưng hoặc ở dạ dày. Các triệu chứng của đột quỵ như méo miệng, nói chuyện khó khăn và yếu tay chân. Khi bạn hay những người xung quanh gặp trường hợp kể trên thì bạn nên gọi điện thoại cấp cứu 115 ngay để được can thiệp kịp thời nhé!

Bệnh tiểu đường

Mặc dù bệnh tiểu đường có thể xảy ra với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người còn lại. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có hơn 25% những người trên 60 tuổi mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Tình trạng này xuất hiện khi lượng đường trong máu của bạn (lượng đường bao gồm cả glucose) ở ngưỡng quá cao, gây ra những biến chứng như tổn thương mắt, thần kinh, thận cũng như làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ. Những dấu hiệu cho thấy bệnh đang hình thành là cảm giác cực kỳ thèm ăn hoặc khát nước, cơ thể mệt mỏi, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và thị lực giảm sút. Nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Kết quả hình ảnh cho bệnh tiểu đường"

Khi về già, bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể can thiệp được gì. Nếu chăm sóc đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta có thể cải thiện được phần nào tình trạng sức khỏe cho người thân cũng như cho chính mình. Điều quan trọng là thường xuyên theo dõi những thay đổi trên cơ thể để phát hiện kịp thời những căn bệnh do tuổi tác gây ra.

Nguồn: Hello Bác sĩ