Cây mật gấu có công dụng điều trị các chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho, ho có đờm, đau họng, đái tháo đường,… Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc chế biến từ cây mật gấu trong bài viết này.

Cây mật gấu (cây mật gấu Nam, lá đắng) là một loại cây thuốc được ứng dụng trong Đông y chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, đái tháo đường,...
Cây mật gấu (cây mật gấu Nam, lá đắng) là một loại cây thuốc được ứng dụng trong Đông y chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, đái tháo đường,…
  • Tên khác: Cây mật gấu Nam, cây lá đắng;
  • Tên khoa học: Gymnanthemum amygdalinum;
  • Họ: Cúc (Asteraceae).

1. Mô tả về cây mật gấu

1.1. Đặc điểm thực vật

  • Thân cây: Cây mật gấu là loài thực vật thân thảo. Thân cây mềm, mọc thành bụi. Cây mật gấu thường cao từ 2 – 5 mét.
  • Lá: Lá cây mật gấu có màu xanh lục. Lá dài khoảng 20cm, hình bầu dục. Lá cây có vị đắng.

1.2. Khu vực phân bố

Cây mật gấu phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Phi.

Cây mật gấu cũng có phân bố tại Việt Nam. Cây dễ trồng và mọc hoang ở khu vực Nam bộ. Cách gọi “cây mật gấu Nam” là để khoanh vùng sinh sống của loại cây này và cũng là để phân biệt với một loại cây khác cũng mang trùng tên là “mật gấu” (cây hoàng liên ô rô, mọc ở miền Bắc).

1.3. Bộ phận dùng

Bộ phận thường dùng của cây mật gấu là thân cây, lá cây.

1.4. Thu hái và sơ chế

Thu hại cây mật gấu quanh năm. Chọn hái những cây vừa trưởng thành, không quá già. Không chọn hái những cây còn non.

Cách sơ chế:

  • Bước 1: Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước;
  • Bước 2: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng trước khi dùng.

1.5. Bảo quản

Bảo quản dược liệu cây mật gấu ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.

1.6. Thành phần hóa học

Những thành phần chính có chứa trong thân cây và lá của cây mật gấu Nam là:

  • Xanthone;
  • Vitamin B1;
  • Vitamin B2;
  • Vitamin A;
  • Vitamin E;
  • Vitamin C;
  • Terpene;
  • Steroid;
  • Tannin;
  • Flavonoid;
  • Axit phenolic;
  • Các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng,…
  • Nước;
  • Magie;
  • Selenium.

2. Vị thuốc cây mật gấu

2.1. Tính vị

Cây mật gấu có tính bình, lá có vị đắng.

Cây mật gấu không có chứa chất độc, không gây ra tử vong cho động vật.

Cây mật gấu là loài cây thân thảo, mép có răng cưa. Lá cây có vị đắng.
Cây mật gấu là loài cây thân thảo, mép có răng cưa. Lá cây có vị đắng.

2.2. Quy kinh

Chưa có các nghiên cứu về những ghi chép trong kinh, sách.

2.3. Tác dụng dược lý và chủ trị

Cây mật gấu có các tác dụng dược lý đối với sức khỏe như:

  • Giải độc;
  • Tiêu viêm;
  • Hạ sốt;
  • Kích thích sinh sản Estrogen, duy trì Estrogen;
  • Chống ung thư;
  • Giảm cholesterol xấu trong máu;
  • Lợi sữa cho phụ nữ hậu sản;
  • Chống lão hóa;
  • Kháng viêm;
  • Điều hòa đường huyết;
  • Tốt cho gan và thận.

Cây mật gấu có thể điều trị được những chứng bệnh như:

  • Chữa chứng tả lị;
  • Diệt trừ giun sán;
  • Chữa bệnh sốt rét;
  • Chữa chứng đau họng;
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa;
  • Điều trị ho, ho có đờm;
  • Điều trị đau nhức xương khớp;
  • Chữa cảm sốt;
  • Chữa cảm lạnh;
  • Chữa táo bón.

2.4. Cách dùng và liều dùng

Thân và lá của cây mật gấu có thể dùng để nấu món canh hầm (người Châu Phi), ngâm rượu hoặc làm thuốc.

Trong trường hợp dùng để làm thuốc, người dùng có thể phơi khô, sao vàng, sau đó sắc uống hoặc kết hợp sắc với những vị thuốc khác.

Về liều dùng, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ dùng khoảng 10g cây mật gấu/ngày. Tuy nhiên, liều dùng của vị thuốc này còn tùy thuốc vào bài thuốc chữa bệnh. Liều lượng dùng có thể gia giảm cho phù hợp với công thức của bài thuốc.

3. Bài thuốc sử dụng cây mật gấu

3.1. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa

Chuẩn bị phần thân cây mật gấu. Rửa sạch, sau đó thái thành những đoạn nhỏ, phơi khô. Khi những đoạn thân cây mật gấu đã khô, người dùng ngâm chúng với rượu trắng. Đậy kín nắp vại rượu. Khi rượu đã chuyển sang màu vàng thì có thể sử dụng được.

Mỗi lần dùng, uống một lượng nhỏ để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp.

3.2. Bài thuốc trị đái tháo đường

Bài thuốc này có khả năng điều trị chứng đái tháo đường loại 2. Bạn lấy lá của cây mật gấu, phơi khô. Sau khi phơi khô, sử dụng khoảng 10g, hãm với nước sôi và uống.

Đối với bài thuốc này, người bệnh uống nước lá của cây mật gấu tựa như dùng nước trà (nước chè), hãy dùng thay cho nước trà mỗi ngày.

Tính đắng trong lá mật gấu có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều hòa đường huyết của người bệnh.

Dùng lá mật gấu phơi khô để hãm nước chè, uống giúp trị bệnh tiểu đường loại 2.
Dùng lá mật gấu phơi khô để hãm nước chè, uống giúp trị bệnh tiểu đường loại 2.

3.3. Bài thuốc trị chứng ho, đau họng và ho có đờm

  • Chuẩn bị vài lá mật gấu, rửa sạch trước khi dùng.
  • Cách dùng: Nhai khoảng 1 – 2 lá mật gấu tươi. Nên dùng trước khi đi ngủ buổi tối. Sáng hôm sau, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, dùng lá mật gấu với liều lượng cao.

3.4. Bài thuốc bảo vệ gan, thận, thải độc, tăng cường sức khỏe

Rửa sạch lá cây mật gấu, sau đó phơi khô. Hãm lá mật gấu phơi khô với nước sôi. Uống thuốc hàng ngày, thay cho nước chè. Bài thuốc này giúp gan thận thải độc, loại bỏ những nguy cơ gây bệnh và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

4. Một số lưu ý khi dùng cây mật gấu

Khi dùng cây mật gấu để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trước khi áp dụng những bài thuốc từ cây mật gấu để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng cây mật gấu với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, táo bón, hạ đường huyết,… Để xử lý tình trạng dùng quá liều, hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.
  • Người có huyết áp thấp không nên dùng cây mật gấu.
  • Không nên bỏ thuốc tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các bài thuốc từ cây mật gấu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc tây đặc trị.
  • Trường hợp phụ nữ có thai không được dùng lá mật gấu. Loại dược liệu này có khả năng gây ra sẩy thai rất cao.
  • Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây mật gấu để trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ngủ đủ giấc, duy trì lối sống làm mạnh, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, tránh xa chất kích thích,… để bệnh mau chóng được đẩy lùi, sức khỏe phục hồi.

Tóm lại, cây mật gấu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tiêu độc, chống ung thư, kháng viêm, kiểm soát đường huyết, hạ sốt,… Do đó, cây mật gấu (hay còn có tên là cây lá đắng) được ứng dụng trong Đông y để chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho có đờm, ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa,…

Khi áp dụng dùng các bài thuốc từ cây mật gấu, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và giới thiệu. Chúng tôi không đưa ra những chỉ định, lời khuyên,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Nguồn: thuocdantoc.org

1. Tìm hiểu chung

1.1. Huyền sâm dùng để làm gì?

Người ta dùng cây huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Đôi khi huyền sâm còn được dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nếnbệnh trĩ, sưng và phát ban.

Một số người dùng cây huyền sâm để thay cho cây vuốt quỷ vì tác dụng của hai loại cây khá giống nhau.

1.2. Cơ chế hoạt động của huyền sâm là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy huyền sâm có chứa các chất có tác dụng chống viêm.

1.3. Liều dùng

Liều dùng thông thường của huyền sâm là gì?

Liều dùng cây thuốc này tùy thuộc vào dạng bào chế:

  • Chiết xuất chất lỏng: 2-8 ml (pha với nước tỷ lệ 1:1), dùng hàng ngày;
  • Thuốc sắc: dùng 2-8 g cây thuốc hàng ngày;
  • Rượu thuốc: 2-4 ml (pha với nước tỷ lệ 1:5), dùng hàng ngày.

Liều dùng của cây huyền sâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây huyền sâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Kết quả hình ảnh cho huyền sâm"

Dạng bào chế của huyền sâm là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Thuốc đắp;
  • Rượu thuốc.

2. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng huyền sâm?

Cây huyền sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhịp tim giảm, ngừng tim;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy;
  • Phản ứng mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

3. Điều cần thận trọng

3.1. Trước khi dùng huyền sâm bạn nên biết những gì?

Lưu trữ huyền sâm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Bạn nên theo dõi các phản ứng mẫn cảm. Nếu có bất kỳ phản ứng nào, ngưng dùng thuốc và chuyển sang dùng thuốc kháng sinh hoặc biện pháp khác thích hợp hơn.

Bạn nên thường xuyên đo huyết áp và nhịp tim khi dùng thuốc. Bệnh nhân bị rối loạn tim mạch không nên dùng cây thuốc này.

Kết quả hình ảnh cho huyền sâm"

Những quy định cho cây huyền sâm ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây huyền sâm nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

3.2. Mức độ an toàn của huyền sâm như thế nào?

Không dùng cây huyền sâm cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Những người mẫn cảm với loại thuốc này hoặc có bệnh tim nghiêm trọng không nên dùng cây huyền sâm.

4. Huyền sâm có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây huyền sâm.

Cây huyền sâm có thể tương tác với thuốc lợi tiểu và gây không cân bằng lithium trong cơ thể. Cây thuốc cũng có thể tương tác với:

  • Thuốc chống loạn nhịp, thuốc ức chế beta, thuốc đường huyết;
  • Thuốc trị tiểu đường;
  • Các loại thảo dược có tác dụng đến đường huyết.

Nguồn: hellobacsi.com

Tên gốc: Nấm linh chi

Tên gọi khác: Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung

Tên khoa học: Ganoderma lucidum

Tên tiếng Anh: Lingzhi mushroom

1. Tìm hiểu chung về nấm linh chi

1.1. Tác dụng của nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có đề cập đến loại thảo dược này.

Tác dụng của nấm linh chi bao gồm:

  • Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Điều trị các bệnh nhiễm virus như cúm, cúm lợn và cúm gia cầm
  • Điều trị các bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn và viêm phế quản
  • Điều trị bệnh tim và các bệnh có liên quan như huyết áp cao và cholesterol cao
  • Điều trị bệnh thận
  • Điều trị ung thư
  • Điều trị các bệnh về gan
  • Tăng nồng độ testosterone
  • Làm loãng máu
  • Làm giãn mạch máu
  • Giảm đường huyết
  • Tốt cho da và tóc

Ngoài ra, công dụng của nấm linh chi còn được nhắc tới trong việc điều trị:

  • HIV/AIDS
  • Bệnh sợ độ cao
  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính
  • Mất ngủ
  • Loét dạ dày
  • Ngộ độc
  • Herpes
  • Giảm stress, an thần và thư giãn cơ bắp.

Kết hợp với các loại thảo mộc khác, công dụng của nấm linh chi còn được dùng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến.

Nấm linh chi có thể được sử dụng cho nhiều công dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

1.2. Cơ chế hoạt động

Do có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe nên nấm linh chi được xem là một loại thảo dược có công dụng chống khối u (ung thư) và có lợi cho hệ miễn dịch.

Hiện nay, công dụng của nấm linh chi vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

1.3. Thành phần 

Thành phần của nấm linh bao gồm: protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất như với kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng… Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều phân tử hoạt tính sinh học như terpenoids, steroid, phenol, nucleotide và dẫn xuất của chúng, glycoprotein và polysaccharides. Protein của nấm chứa tất cả các axit amin thiết yếu, đặc biệt giàu lysine và leucine.

2. Liều dùng nấm linh chi

2.1. Liều dùng thông thường của nấm linh chi là bao nhiêu?

Liều lượng sử dụng nấm linh chi sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nấm linh chi có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để xem bạn có thể sử dụng loại thảo mộc này không và liều dùng thích hợp là bao nhiêu.

2.2. Dạng bào chế

Nấm linh chi thường được bào chế theo các dạng như:

  • Trà
  • Bột
  • Chiết xuất chất lỏng.

3. Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả

Nấm linh chi có vị hơi đắng, khó uống. Do đó, tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể dùng kết hợp với cam thảo, atisô, mật ong hay các loại thảo dược khác. Cách sử dụng nấm linh chi trong Đông y thường dùng dưới các dạng sau:

  • Dùng cả cây nấm nấu nước uống thay nước hàng ngày: Bạn lấy 50g nấm linh chi rửa sạch bụi bẩn, cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2 – 3 phút rồi tắt lửa. Để ấm nước như vậy trong khoảng 5 – 10 phút, rồi bật lửa nhỏ nấu tiếp. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 800ml thì chắt nước ra. Đổ nấm ra khỏi ấm chờ nguội, dùng dao hoặc kéo cắt nấm nhỏ rồi đổ nước vào nấu tiếp 2 lần nữa. Sau 3 lần nấu, bạn sẽ có khoảng hơn 2 lít nước nấm linh chi. Nước nguội, bạn rót vào bình, để trong ngăn mát tủ lạnh uống dần trong ngày. Bạn có thể tận dụng bã nấm linh chi bằng cách phơi khô và nấu nước tắm. Nước này rất tốt cho da và tóc.
  • Nghiền nguyên cây nấm thành bột rồi hãm với nước như hãm trà: Cho bột nấm linh chi vào ấm trà hãm bằng nước thật sôi, đợi khoảng 5 – 10 phút rồi uống cả bã. Bạn có thể sẽ thấy hơi khó chịu khi uống nhưng theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cách này sẽ giúp bạn tận dụng được hết các công dụng của nấm linh chi.
  • Ngâm rượu: Bạn lấy 200g nấm khô, để nguyên hoặc thái lát tùy thích, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ) trong vòng 30 ngày thì dùng được. Lưu ý là nấm linh chi ngâm rượu để càng lâu càng tốt. Nên uống rượu này sau bữa ăn tối, mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ (dạng ly mắt trâu).
  • Nghiền thành bột mịn và trộn với mật ong để dưỡng da: Bột nấm linh chi trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.
  • Kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh:
    • Chữa viêm gan, mật: Cho thêm nhân trần hoặc atisô.
    • Điều dưỡng cơ thể: Cho thêm nhân sâm, tam thất.
    • Chữa dị ứng, ho: Cho thêm kinh giới, kim ngân hoa.
  • Dùng nước nấm linh chi để nấu canh hoặc súp: Bạn có thể dùng nước nấm linh chi để nấu canh, súp hay các món hầm. Đây là những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.

4. Tác dụng phụ của nấm linh chiTác dụng của nấm linh chi

Tác dụng phụ

Nấm linh chi có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này. Những tác dụng phụ của nấm linh chi là:

  • Sử dụng nấm linh chi dạng bột có thể có tác động xấu đến gan.
  • Nấm linh chi cũng có thể gây ra các phản ứng phụ khác bao gồm khô miệng, cổ họng và vùng mũi bị ngứa, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu.
  • Nấm linh chi ngâm rượu uống có thể gây nổi ban.
  • Hít phải bào tử linh chi có thể gây dị ứng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của nấm linh chi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

5. Thận trọng khi sử dụng nấm linh chi

5.1. Trước khi dùng nấm linh chi, bạn nên biết gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng loại thảo dược này theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của nấm linh chi, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng nấm linh chi với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

5.2. Mức độ an toàn của nấm linh chi như thế nào?

Chiết xuất nấm linh chi có thể an toàn khi uống đúng cách trong một năm. Và nếu sử dụng ở dạng bột, nó có thể không an toàn khi bạn dùng 1 tháng.

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ nếu có một trong những vấn đề sau:

  • Rối loạn xuất huyết: Liều dùng nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người bị rối loạn chảy máu nhất định.
  • Huyết áp thấp: Nấm linh chi có thể làm hạ huyết áp. Một số người quan ngại rằng nấm linh chi có thể làm huyết áp tồi tệ hơn và có thể can thiệp vào điều trị. Nếu huyết áp của bạn quá thấp, cách tốt nhất là tránh dùng nấm linh chi.
  • Rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu): Nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu. Nếu bạn có tình trạng này, không sử dụng nấm linh chi.
  • Phẫu thuật: Liều dùng nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người nếu dùng trước hoặc trong khi giải phẫu. Ngừng sử dụng nấm linh chi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin về việc sử dụng nấm linh chi trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

6. Tương tác nấm linh chi với các loại thuốc khác

Nấm linh chi có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nấm linh chi.

Thuốc trị cao huyết áp có thể tương tác với nấm linh chi. Nấm linh chi có thể làm giảm huyết áp. Dùng nấm linh chi cùng với thuốc trị cao huyết áp có thể làm huyết áp của bạn quá thấp.

Một số loại thuốc cho huyết áp cao bao gồm captopril (Capoten®), enalapril (Vasotec®), losartan (Cozaar®), valsartan (Diovan®), diltiazem (Cardizem®), Amlodipine (Norvasc®), hydrochlorothiazide (HydroDIURIL®), furosemide (Lasix®) và nhiều sản phẩm khác.

Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối) có thể tương tác với nấm linh chi. Nấm linh chi có thể làm chậm máu đông. Dùng nấm linh chi cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®…), ibuprofen (Advil®, Motrin®…), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®…), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®)…

Nguồn: hellobacsi.com

Cá bống là loại cá sống được cả ở nước ngọt và nước mặn. Chính vì vậy, nó rất quen thuộc với người dân Việt Nam.

Các món ăn từ cá bống có hương vị đậm đà, thơm ngon, thịt cá mềm ngọt, rất được nhiều người ưa thích. Không chỉ ngon bổ, nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh.

Cháo cá bống có công dụng kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết..., rất tốt cho trẻ tỳ hư ăn kém, người mệt mỏi...

Cháo cá bống có công dụng kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết…, rất tốt cho trẻ tỳ hư ăn kém, người mệt mỏi…

Cá bống ít chất béo, rất giàu protein, các vitamin B2, D, E, PP và khoáng chất Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca… Cá bống là thực phẩm lý tưởng cho người bị chứng tỳ hư bụng đầy, đàm thấp ho khó thở, đau tức ngực sườn, nhức mỏi. Người bị hư nhược liên quan tỳ phế hư đàm thấp trệ dùng đều tốt… Sau đây là một số món ăn thuốc từ cá bống:

Trị trẻ em tỳ hư ăn kém, người già mệt mỏi do thiếu đạm, người mắc chứng ngoại cảm, nội thương, mệt mỏi ăn kém. Dùng bài Cháo cá bống: cá bống mú, gạo ngon, đậu xanh, hành hoa, giá đậu, rau mùi, gừng hành, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết…

Kết quả hình ảnh cho cá bống"

Trị ăn ngủ kém, đau lưng tiểu đêm, sinh lý yếu. Dùng bài Canh cá bống hoa lý: cá bống, hoa lý, hành, gừng gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ tâm tỳ, dưỡng khí huyết, an thần…

Chữa ho đau tức ngực sườn do đàm thấp huyết ứ, di mộng tinh, người sợ lạnh sợ gió… Dùng bài Canh cá bống rau hẹ: cá bống, rau hẹ, thịt lợn, gia vị vừa đủ. Thịt, cá băm nhỏ tẩm gia vị trộn đều viên nấu canh rau hẹ. Công dụng: kiện tỳ, hóa thấp, ích dương…

Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp; đổ mồ hôi tay chân; đầy bụng chậm tiêu, tiêu chảy, nôn. Dùng bài Cá bống nấu lá lốt: cá bống, lá lốt, hành, gừng gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, liễm hãn, bổ khí huyết…

Chữa tức ngực, đầy bụng chậm tiêu, phong thấp nhức mỏi. Dùng bài Canh chả cá bống rau cải: thịt cá bống băm nhỏ, hành, tiêu, gia vị vừa đủ trộn đều làm chả nấu canh với rau cải cay. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, dưỡng khí huyết…

Trị ngoại cảm nội thương, ho đờm nhiều, ăn kém bụng đầy chậm tiêu. Dùng bài Cá bống om mộc nhĩ:  cá bống tượng, mộc nhĩ, gừng, dầu ăn, hành củ, đường, tiêu, gia vị mắm muối vừa đủ om ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa đàm, dưỡng khí huyết…

Trị tỳ phế hư ăn kém, ho khan, mệt mỏi, đàm thấp đau tức ngực sườn, người gầy khó lên cân. Dùng bài Cá bống cuốn mỡ chài: cá bống tượng làm sạch, xẻ dọc bụng cá từ đầu đến sát đuôi. Thịt lợn băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở rửa sạch, tỏi, hành, tiêu bột, gia vị vừa đủ trộn đều, nhồi vào bụng cá, cuốn mỡ chài, nướng ăn. Công dụng: bổ tỳ thận, dưỡng khí huyết…

Chữa đau ngực sườn do huyết ứ; tỳ phế khí hư, ho đàm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, bụng đầy, tiểu đục, phụ nữ nhiều khí hư. Dùng bài Cá bống kho củ kiệu: cá bống, củ kiệu tươi, ớt, hành khô, hành lá, mắm muối, đường, mắm, tiêu gia vị vừa đủ kho ăn tuần vài lần. Công dụng: kiện tỳ hóa ứ, thông huyết mạch…

Kết quả hình ảnh cho cá bống kho củ kiệu"

Trị bụng đầy chậm tiêu, đau tức ngực sườn, ho hen đàm nhiều, thừa cân… Dùng bài Cá bống kho củ cải: cá bống, củ cải, hành, gừng, tiêu, đường, gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: kiện tỳ tiêu trệ, hóa thấp.

Trị bụng đầy khó tiêu, ho hen đàm nhiều, ngực sườn đầy tức, chứng liên quan hư nhược, đàm thấp trệ. Dùng bài Cá bống kho dứa: cá bống, dứa, củ cải, hành củ, ớt, đường, tiêu, dầu ăn, gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: kiện tỳ vị, tiêu trệ, thanh thấp nhiệt…

Lương y Minh Phúc

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Củ sen thường được sử dụng trong ẩm thực châu Á trong đó có Việt Nam. Mặc dù đây là loại thực phẩm thường được sử dụng trong các món ăn dân dã nhưng ít người biết được nó là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe.

Trong nhiều thế kỷ trước, ở các nền văn hóa phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, sen đã đi vào đời sống thường nhật của con người. Sen không chỉ được đề cao bởi vẻ đẹp thanh tao mà nó còn rất hữu ích đối với cuộc sống. Từ thân, lá, hoa, nhụy đến củ sen đều được sử dụng trong các món ẩm thực khác nhau. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ muốn nói đến những công dụng tuyệt vời mà củ sen– một bộ phận rất nhỏ tưởng như bỏ đi của sen – có thể được sử dụng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Khi bóc lớp vỏ bên ngoài của củ sen sẽ thấy nó là một loại củ màu trắng có nhiều lỗ nhỏ, vị ngọt, giòn kể cả khi nấu chín. Củ sen có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất trên thế giới. Bởi trong củ sen không những chứa nhiều vitamin, khoáng chất mà đây còn là loại thực vật chứa sắt, phốt pho, kali, mangan, thiamin, kẽm, axít pantothenic, vitamin C, B6, ngoài ra nó còn có cả protein và là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể.

Lưu thông máu

Củ sen là một trong những loại thực phẩm hiếm có nguồn gốc từ thực vật chứa sắt và đồng. Do vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo máu cho cơ thể, giảm nguy cơ bị các bệnh như thiếu máu- một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ. Ngoài ra loại củ này còn giúp kích thích tuần hoàn máu và tăng lưu thông máu. Nên nó là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho những phụ nữ bị thiếu máu sau sinh hoặc những người bị bệnh rong kinh.

Cân bằng huyết áp

Vì củ sen rất giàu kali, có thể giúp điều hòa nhịp tim và giữ huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, củ sen còn được cho là loại thực phẩm giúp làm giảm sự căng thẳng, điều hòa mạch máu , giúp cân bằng giữa natri và kali trong cơ thể giúp cơ thể điều hòa việc tiết mồ hôi.

Bảo vệ hệ tiêu hóa

Ngoài các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, củ sen chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Điều này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nó cũng làm giảm các triệu chứng của táo bón và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Nó còn kích thích nhu động ruột, đảm bảo thành ruột thông suốt dễ dàng. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa mắc bệnh trĩ.

Cung cấp vitamin C cho cơ thể

Trong củ sen chứa hàm lượng vitamin C cao. Nếu ăn 100g củ sen, có thể cung cấp 73 % nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có lợi cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, kể cả bệnh ung thư – trong cơ thể của bạn và ngăn ngừa sự tấn công của các bệnh như tim mạch và ung thư. Nó giúp duy trì sự vững chắc thành mạch máu, làm đẹp da và bảo vệ khỏi bị nhiễm bệnh. Do đó, vitamin C trong củ sen còn làm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

An thần

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết trong củ sen có chứa pyridoxine là một thành phần quan trọng của các vitamin B-complex. Nó tương tác trực tiếp với các thụ thể thần kinh trong não mà ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng hay trạng thái tinh thần của con người. Nó giúp kiểm soát đau đầu, căng thẳng và tâm trạng bất an, khó chịu.

Bảo vệ tim mạch

Nhờ thành phần kali có trong củ sen, nó giúp mạch máu được thư giãn. Chất xơ và vitamin C của củ sen giúp loại bỏ lượng mỡ thừa, hoặc cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, chính hoạt chẩt pyridoxine có trong củ sen giúp cơ thể kiểm soát nồng độ homocysteine ​​trong máu, đây là một những nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau tim.

Cung cấp vitamin A

Một trong những loại vitamin thiết yếu là vitamin A cũng có trong củ sen. Nó rất tốt cho da, mắt và tóc. Nhờ có chất chống oxy hóa mạnh, củ sen còn hữu ích trong việc phòng chống thoái hóa điểm vàng cũng như các vấn đề về mắt khác. Các chứng bệnh về da như viêm da, người xưa thường sử dụng củ sen để chữa bệnh. Họ cho rằng củ sen giúp lành vết thương nhanh hơn.

Giảm cân

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm để giảm cân thì củ sen là một thực phẩm tuyệt vời để bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn. Nó vừa ít calo, giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thậm chí, các chuyên gia dinh dưỡng còn cho rằng, củ sen có tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn cần, bạn sẽ cảm thấy no nhanh lại tràn đầy năng lượng, từ đó giúp bạn quản lý cân năng của mình hiệu quả.

Tốt cho hệ hô hấp

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng củ sen rất tốt đối với hệ hô hấp. Nó được cho là giúp làm sạch đường hô hấp vì lượng vitamin C cao trong củ sen giúp làm tan chất nhầy và thông thoáng đường thở. Người ta có thể dùng trà làm từ củ sen hoặc ép nước uống đều rất tốt. và cung cấp sức mạnh cho hệ thống hô hấp. Thậm chí các thầy thuốc đông y còn sử dụng củ sen để chữa bệnh lao hay suyễn.

Phòng chống các bệnh đường ruột

Uống nước ép củ sen trộn với gừng có thể được sử dụng như là một cách điều trị đối với chứng viêm đường ruột. Nước ép củ sen giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhuần nhuyễn, kể cả đối với dạ dày, ruột non hay khu vực đại trực tràng, nó giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt. Đối với y học cổ truyền phương Đông, người ta còn sử dụng củ sen để cầm máu. Nếu bác sĩ đông y chẩn đoán bạn đang bị nôn ra máu, hay chảy máu trong cho dù nó ở thực quản, dạ dày hay đại tràng đều sử dụng củ sen để cầm máu rất tốt.

Nguyễn Anh

Theo Stylecraze

Trong y học cổ truyền, vỏ bào ngư được dùng với tên thuốc là thạch quyết minh. Vỏ được lấy từ bào ngư còn sống hoặc đã luộc chín. Khi dùng, nung vỏ thành vôi hoặc tẩm nước muối.

Vỏ bào ngư có hình bầu dục hoặc gần bán cầu, nhìn mặt trong hơi giống tai người, dài 3,5 – 8,5cm; rộng 2,5 – 5,5cm. Dược liệu có vị mặn, tính bình không độc, có tác dụng bổ gan thận, thanh nhiệt, làm sáng mắt, chủ trị các chứng bệnh về mắt:

Chữa đau mắt đỏ, mắt kéo màng, đau nhói về tối: vỏ bào ngư và cỏ tháp bút (mộc tặc) lượng bằng nhau, sao khô, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước có pha 3 lát gừng và một quả táo tàu giã nhuyễn. Ngày làm 2 lần.

Kết quả hình ảnh cho bào ngư"

 

Hoặc vỏ bào ngư, cúc hoa vàng, cam thảo, lượng 3 thứ bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 4g với nước ấm, dùng hai lần.

Chữa quáng gà: vỏ bào ngư, sơn thù, sơn dược, mỗi thứ 16g; cúc hoa, bạch thược, kỷ tử, trạch tả, phục linh, đơn bì, thục địa, mỗi thứ 12g. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật làm thành viên uống. Mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.

Chữa đục thủy tinh thể: vỏ bào ngư 30g, huyền hồ phấn 10g, thuyền thoái 15g, xác rắn lột 15g, đại hoàng 5g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Kết quả hình ảnh cho bào ngư"

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt bào ngư nấu với gạo nếp đến nhừ nhuyễn cho phụ nữ sau sinh ăn trong vài ngày, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, kích thích ăn, nhiều sữa. Người dân vùng biển còn truyền tụng nhau rằng, ăn bào ngư đều đặn mỗi tháng 1 – 2 lần sẽ sống lâu, cường tráng.

Ở Trung Quốc, bào ngư  được dùng như một món ăn – vị thuốc để bổ khí huyết, hạ huyết áp. Bào ngư 50g xào với 5g tỏi, 5g hành rồi nấu chín với 7,5g sò huyết, 7,5g sơn tra và 400ml nước luộc gà. Ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày. Bào ngư phơi khô 20 – 25g nấu với củ cải cho chín, ăn cách ngày chữa bệnh đái tháo đường.

DS. Huyền Hoa

Nguồn: suckhoedoisong

Chứng mỡ máu tăng cao là dấu hiệu quan trọng hàng đầu trong bệnh xơ vữa động mạch và gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Giảm lượng mỡ máu thừa là một việc làm cần thiết, do vậy ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn đơn giản, dễ làm, có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh này để bạn đọc tham khảo:

Bài 1: Ăn canh nấm hương, mộc nhĩ tuần 2 – 3 lần, có tác dụng giảm mỡ máu và tăng cường lưu thông máu lên não. Có thể sử dụng nấm linh chi xay nhỏ, hãm uống ngày 10g, do nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.

Kết quả hình ảnh cho canh nấm hướng mộc nhĩ"

Bài 2: Lấy phần dưới cuộng rau cần chừng 10cm liền rễ, khoảng 20 gốc, rửa sạch, thêm 500ml nước, sắc lấy 200l nước đầu, uống. Cũng như vậy, sắc nước thứ hai, uống lúc đói là tốt nhất, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, huyết ứ, đờm ẩm nhiều.

Bài 3: Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.

Bài 4: Nước tỏi, uống cách nhật, lượng vừa đủ, dùng cho người mỡ máu cao.

Kết quả hình ảnh cho nước tỏi"

Bài 5: Sơn tra 10g, cúc hoa 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, thích ăn thiên lệch cao lương mỹ vị, kèm tăng huyết áp.

Bài 6: Vỏ lạc khô 50 – 100g, rửa sạch, đun nước uống, ngày một thang, dùng cho người mỡ máu cao, lách hư.

Bài 7: Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao ẩm đục nhiều.

Kết quả hình ảnh cho nước lá sen uống"

BS. Thu Hương

Nguồn: suckhoedoisong

Dinh dưỡng đúng cách là một trong những biện pháp điều trị và phòng ngừa cơ bản bệnh đái tháo đường, trong đó, các món ăn có sử dụng các vị thuốc Đông y có tác dụng rất tốt hỗ trợ điều trị hiệu quả, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Người bệnh có thể áp dụng một số món ăn – bài thuốc dưới đây tùy theo tình trạng bệnh:

Bài 1: Bột miến dong 100g; tang bạch bì 15g, địa cốt bì 30g, mạch môn đông 15g, 3 vị sắc lấy nước. Lấy nước thuốc nấu với bột miến dong thành cháo ăn trong ngày. Món ăn này thích hợp với người bệnh đái tháo đường, khát nước uống nhiều, người gầy yếu suy kiệt.

Kết quả hình ảnh cho bột miến"

Bột miến dong

Bài 2: Ý dĩ 100g, củ mài 100g. Cho hai vị vào nồi, cho nước hầm nhừ thành cháo loãng, chia làm 2 lần ăn trong ngày, khi ăn hâm lại cho nóng. Công dụng: Ích thận, kiện tỳ, thích hợp dùng cho người bị bệnh đái tháo đường do thận hư.

Kết quả hình ảnh cho ý dĩ củ màu nấu cháo"

Ý dĩ và củ mài nấu cháo dùng thích hợp cho người bị bệnh đái tháo đường do thận hư.

Bài 3: Đào nhân 15g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa hầm thành cháo nhừ, chia ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người bệnh đái tháo đường bị kèm thêm bệnh tim, khí trệ, huyết ứ.

Bài 4: Sắn dây 150g, thịt nạc 100g, đậu cô ve 20g, ngân nhĩ 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Sắn dây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng. Thịt nạc thái miếng chần nước sôi vớt ráo. Đậu đỏ, đậu cô ve, ngân nhĩ bỏ gốc tất cả rửa sạch ngâm nước ấm. Cho tất cả vào nồi nước nấu sôi sau đó để lửa riu riu trong 3 giờ, nêm muối vừa ăn.Công dụng: Món canh này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường và điều tiết đường huyết.

Bài 5: Cà rốt tươi 100g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Rửa sạch cà rốt, cắt miếng nhỏ, nấu chung với gạo thành cháo nhừ, chia ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Dùng thích hợp với người bệnh đái tháo đường kèm theo mỡ máu cao, tỳ vị không tốt, bụng trướng khó chịu.

Kết quả hình ảnh cho cà rốt gạo tẻ"

Bài 6: Mướp đắng 1 – 2 quả, rửa sạch, bỏ ruột và hạt, thái lát, sắc nước uống hoặc nấu thành canh ăn trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, giảm đường huyết. Dùng cho trường hợp người bệnh đái tháo đường nhẹ, miệng khô khát.

Lưu ý: Các món ăn trên người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.

Bác sĩ Thúy An

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 6 người tử vong. Các ca tử vong này đều tập trung tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.

Khoảng 2 tháng trở lại đây, tại các tỉnh và khu vực phía Nam như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh, Ninh Thuận… số ca mắc bệnh tay chân miệng có sự gia tăng đột biến, chiếm tỷ lệ khoảng 50% so với các tháng trước đó. Tại TP. HCM, mỗi tuần có hơn 300 trẻ phải nhập viện do nhiễm phải virus này. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh có khoảng 90% là trẻ em dưới 3 tuổi. Tay chân miệng là bệnh gì? Cách chữa trị và chăm sóc trẻ bị bệnh ra sao? Làm thế nào để phòng tránh bệnh cho trẻ?… Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Hello Bacsi.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Trẻ em là đối tượng chủ yếu mắc bệnh. Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có các bóng nước ở miệng, cổ họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh hậu môn, mông, đầu gối…

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Thực tế, trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa – đây là thời điểm bệnh dễ bùng phát thành dịch.

Trẻ có thể mắc bệnh này khi tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh, người chăm sóc trẻ bị bệnh, tiếp xúc với virus dính ở đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang…

Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các biến chứng xuất hiện mà không được điều trị đúng, bé có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.

2. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Các bóng nước nổi trên tay của trẻ khi nhiễm virus tay chân miệng

Khoảng thời gian ủ bệnh của virus tay chân miệng ở trẻ là từ 3 – 6 ngày. Nếu bé mắc bệnh này thì sốt (dao động từ 38 – 39°C) thường là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, tiếp theo là đau họng, bỏ bú (đối với trẻ bú mẹ hay bú bình), chán ăn và tỏ ra bứt rứt khó chịu… Thông thường 1 – 2 ngày sau khi sốt, miệng và họng bé sẽ xuất hiện các bóng nước. Khoảng 1 – 2 ngày sau, các bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc quanh hậu môn, đùi, đầu gối…

Ban đầu, các mụn bóng nước này là những nốt ban trông giống như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước, chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau, gây nguy cơ bội nhiễm. Các bóng nước thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Lưu ý: Đôi khi, tình trạng lở loét trong miệng, họng có thể do bé bị nhiễm virus herpangina. Đây là loại virus gây ra bệnh viêm họng mụn nước ở trẻ. Nếu mắc bệnh này, bé hiếm khi bị lở loét ở bàn tay, bàn chân hay các bộ phận khác của cơ thể mà sẽ sốt cao đột ngột và trong một vài trường hợp, trẻ sẽ bị co giật.

Ngoài những dấu hiệu trên, bạn cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sau. Đây là những cảnh báo bệnh tay chân miệng đang diễn biến nặng. Cụ thể bao gồm:

  • Quấy khóc kéo dài: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Bé có thể quấy khóc trong khoảng 15 – 20 phút rồi ngủ giấc ngắn, sau đó lại tiếp tục quấy khóc. Nguyên nhân gây nên tình trạng này rất có thể do bé đã bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. Do đó, tình trạng quấy khóc kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không phải do bé bị đau ở miệng.
  • Sốt cao liên tục không hạ: Trẻ sốt cao từ 39°C và kéo dài trên 48 giờ dù được cho dùng thuốc paracetamol để hạ sốt. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng viêm rất mạnh đang diễn ra trong cơ thể bé và gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ phải cho dùng thuốc hạ sốt có ibuprofen.
  • Giật mình: Đây là biểu hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã bị nhiễm độc thần kinh. Bạn cần theo dõi và ghi chép lại tần suất giật mình của trẻ xem có gia tăng theo thời gian hay không.

Nếu nhận thấy bé có 1 trong 3 dấu hiệu ở trên, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường tiếp xúc thông thường. Bệnh do virus coxsackie A16 và virus entero 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa, lây lan từ người bệnh sang người lành. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này, song nhiều người nhiễm virus nhưng không có biểu hiện của bệnh.

Các nguồn trực tiếp lây bệnh bao gồm:

  • Dịch tiết mũi, họng
  • Nước bọt khi người bệnh ho hay hắt hơi
  • Chất lỏng từ mụn nước
  • Phân, chất thải từ cơ thể
  • Đồ dùng cá nhân có chứa virus: khăn mặt, quần áo, ba lô, túi xách…
  • Các bề mặt nhiễm virus gây bệnh như bàn ghế, tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang, đồ chơi, sàn nhà…

4. Bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Qua việc thăm khám thường quy, bác sĩ sẽ xác định trẻ bị bệnh tay chân miệng hay mắc một chứng bệnh khác bằng cách đánh giá:

  • Độ tuổi của trẻ mắc bệnh
  • Các dấu hiệu tay chân miệng điển hình
  • Sự xuất hiện của bóng nước hay tình trạng phát ban hoặc lở loét

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu dịch từ miệng hay họng của bé hoặc mẫu phân của bé và tiến hành xét nghiệm nhằm xác định virus gây bệnh.

5. Biến chứng bệnh tay chân miệng

Biến chứng bệnh tay chân miệng
Nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Biểu hiện của tình trạng này là da khô, môi khô, giảm cân, có dấu hiệu suy nhược hoặc tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ. Nguyên do là bệnh có thể gây đau ở miệng và cổ họng khiến trẻ khó nuốt, sinh ra lười ăn uống. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng, bé được uống nước đầy đủ. Nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng xảy ra, bé có thể cần truyền dịch tĩnh mạch.

Bệnh tay chân miệng thường là một căn bệnh phổ biến tương đối nhẹ. Song không hiếm trường hợp, tình trạng bệnh của trẻ trở nặng, gây ra các biến chứng như: Bội nhiễm, tiêu chảy, suy hô hấp, tim mạch, viêm não, viêm màng não… thậm chí là tử vong.

  • Viêm màng não: Trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ bị viêm màng não nếu virus xâm nhập vào màng não hoặc dịch não tủy.
  • Viêm não: Tình trạng này thường do nhiễm virus gây ra, là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể gây rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, thậm chí là tử vong. Tin vui là tình trạng viêm não là một biến chứng hiếm gặp khi trẻ bị bệnh tay chân miệng.
  • Bội nhiễm: Các bóng nước có thể bị vỡ và nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm vết thương gây nguy hiểm cho trẻ. Các bóng nước trong miệng vỡ ra khiến trẻ bị xót, đau rát dẫn tới bỏ ăn, uống khiến cơ thể bị suy nhược.

6. Cách điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Việc điều trị chủ yếu là tập trung giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Thuốc gây tê tại chỗ có thể giúp bé giảm đau miệng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin…) nhằm giúp giảm bớt sự khó chịu.

Do đó, phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe của trẻ thật tốt. Nếu bác sĩ không chỉ định bé nhập viện, bạn hãy áp dụng các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ để bé mau khỏi bệnh. Có một số thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng lên các vết loét trong miệng hoặc cổ họng của trẻ. Hãy thử áp dụng những biện pháp sau nhằm giảm bớt triệu chứng đau rát, khó chịu của trẻ:

  • Cho trẻ ăn kem, sinh tố, trái cây mềm ướp lạnh
  • Uống đồ lạnh, chẳng hạn như sữa hoặc nước ướp lạnh
  • Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda
  • Tránh thức ăn mặn, cay, chua hay nóng
  • Ăn thức ăn lỏng, mềm (những thức ăn không đòi hỏi trẻ phải nhai nhiều)
  • Nếu trẻ lớn và biết súc miệng, hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn có thể dùng gạc rơ miệng và làm vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ. Điều này khiến các vết loét ở miệng bớt đau, giảm phản ứng viêm giúp trẻ có thể ăn uống được.
  • Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch và thoáng. Bạn có thể bôi thuốc xanh methylen lên các vết loét nhằm hạn chế nhiễm trùng
  • Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách
  • Bạn có thể cho bé sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Hãy tham khảo bác sĩ nhi khoa về liều lượng cũng như cách sử dụng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin vì có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

7. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng đơn giản mà hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng đơn giản mà hiệu quả
Vệ sinh đồ chơi và tẩy rửa nhà cửa sạch sẽ để phòng ngừa tay chân miệng

Ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm và có thể bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị nên tốt nhất bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ bé yêu mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện là:

  • Rửa tay cẩn thận: Hãy chắc chắn rằng, bạn rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, cho bé đi vệ sinh hoặc thay tã cho bé, trước khi chuẩn bị thức ăn và cho bé ăn. Nếu không có xà bông và nước, bạn hãy sử dụng gel rửa tay.
  • Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ: Tẩy rửa nhà cửa và đồ chơi của trẻ bằng Cloramin B theo đúng hướng dẫn sử dụng.
  • Khử trùng các khu vực chung: Các nhà trẻ nên dùng Cloramin B để tẩy rửa sàn lớp học, đồ chơi, sân chơi của trẻ theo một lịch trình cụ thể.
  • Dạy con giữ vệ sinh sạch sẽ: Nếu trẻ đã lớn, bạn hãy dạy trẻ cách biết giữ vệ sinh cá nhân, không mút tay hay ngậm bất kỳ vật gì, dạy trẻ biết che miệng đúng cách khi ho hay hắt hơi… Ngoài ra, đừng quên dạy trẻ giữ vệ sinh nơi công cộng và hạn chế đụng vào các đồ vật nơi công cộng.
  • Cô lập trẻ bị bệnh hay người chăm sóc trẻ bị bệnh: Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, trẻ bị bệnh và người chăm sóc trẻ cần tránh xa mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhằm hạn chế bệnh lây lan ra cộng đồng.

8. Sử dụng sản phẩm gel Subạc chứa nano bạc – Giải pháp toàn diện giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh tay chân miệng

Từ lâu, khả năng kháng khuẩn của bạc đã được con người biết đến và ứng dụng trong việc phòng một số bệnh. Tác dụng kháng khuẩn của bạc tăng lên nhiều lần khi được bào chế dưới dạng nano. Nano bạc có tác dụng cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn, tiêu diệt chúng một cách nhanh và triệt để nhất. Đồng thời, nano bạc còn giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo nên rất thích hợp sử dụng trong điều trị các bệnh ngoài da như tay chân miệng, zona thần kinh, thủy đậu, sởi…

Gel Subạc giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả

Nano bạc kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ vết loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan… giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh tay chân miệng. Điều này giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và mau lành bệnh. Từ công thức này, để thuận tiện trong việc sử dụng, dạng gel bôi ngoài da mang tên Subạc (*) đã được bào chế thành công.

Gel sát khuẩn và làm sạch da Subạc giúp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả nhờ tính năng ưu việt: Làm sạch, tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh trên da, an toàn với trẻ nhỏ, thân thiện với sức khỏe con người. Ngoài ra, Subạc còn giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng đốt/chích/cắn…

9. Kinh nghiệm điều trị bệnh tay chân miệng thành công bằng sản phẩm Subạc

Có rất nhiều mẹ đã sử dụng gel bôi Subạc để điều trị bệnh tay chân miệng cho con và nhận thấy hiệu quả bất ngờ. Một trong số đó, có chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội) đã dùng Subạc cho con trai 18 tháng tuổi và bé đã khỏi bệnh tay chân miệng chỉ sau 5 ngày và không để lại sẹo.

“Bệnh tay chân miệng sau khi sốt có thể có biểu hiện loét ở miệng, bàn chân, bàn tay, mông… Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có nguy cơ gây tử vong ở trẻ. Khi điều trị tay chân miệng, bạn nên làm sạch vùng da bị tổn thương của bé, cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, thoa kem Subạc hàng ngày”, bác sĩ Nguyễn Hồng Hải, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình cho biết.

Muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh tay chân miệng và nghe những chia sẻ thật tình của chị Bình An hay lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Hồng Hải, bạn hãy xem tại đây.

Các chuyên gia luôn sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ và thắc mắc của bạn về bệnh chân tay miệng cũng như sản phẩm gel Subạc qua hotline: (Zalo/Viber): 091 675 5060 – 091 675 7545. Để được tư vấn về bệnh tay chân miệng và sản phẩm gel Subạc chính hãng với giá tốt nhất, bạn hãy liên hệ tổng đài: 1800 6107 (miễn cước cuộc gọi).

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chà là là một món ăn vô cùng hấp dẫn đối với nhiều người. Cho bé ăn chà là đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe bởi đây là món ăn chứa rất nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Bạn là một người rất thích ăn chà là? Bạn cũng muốn cho bé cưng ăn thử nhưng không biết món ăn này có tốt cho bé không? Vậy hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ sau để xem liệu có nên cho bé ăn chà là không nhé.

Thành phần dinh dưỡng của quả chà là

Quả chà là được mệnh danh là thực phẩm tốt cho tim mạch vì hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol có trong quả chà là rất thấp. Ngoài ra, chà là còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g chà là:

  • Axit folic – 1,5μg
  • Vitamin B3 – 1,6mg
  • Axit pantothenic – 0,8mg
  • Pyridoxine (vitamin B6) – 0,24mg
  • Riboflavin (vitamin B2) – 0,06mg
  • Thiamin (vitamin B1) – 0,05mg
  • Vitamin A – 149IU
  • Vitamin K – 2,7μg
  • Sắt – 0,90mg
  • Magiê – 54mg
  • Phốt pho – 62mg
  • Kẽm – 0,44mg
  • Beta carotene – 89μg
  • Lutein zeaxanthin – 23μg.

Mỗi ngày, bé cưng cần 66kcal năng lượng, 1,6g chất xơ, 0,22mg sắt, 15mg canxi, 167mg kali và một lượng nhỏ niacin (vitamin B3), vitamin A và axit folic.

Muối sunfat thường được sử dụng trong quá trình chế biến chà là và các loại trái cây sấy khô để ngăn ngừa nấm mốc và tăng thời hạn sử dụng. Những người bị hen suyễn hoặc dị ứng với muối sunfat không nên ăn chà là. Nếu bé cưng bị hen suyễn, hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé ăn nhé.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn chà là?

Bạn có thể cho bé ăn khi bé được 6 tháng hoặc hơn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, lúc bé mới bắt đầu ăn thức ăn đặc, bạn không nên cho bé ăn chà là. Khi nào bé đã có thể ăn, bạn nên cắt nhỏ quả chà là để bé dễ ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn chà là với các loại trái cây khác.

Lợi ích sức khỏe của chà là đối với trẻ sơ sinh

Các bữa ăn và sữa sẽ không cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết mà bé cần. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn thêm một số thực phẩm bổ sung như chà là để cung cấp thêm năng lượng và một số khoáng chất cần thiết khác. Dưới đây là một vài lợi ích của quả chà là mà bạn nên biết:

1. Điều trị rối loạn đường ruột

Chà là là biện pháp hữu ích để giải quyết các vấn đề đường ruột. Chà là giúp tiêu diệt ký sinh trùng và hình thành môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột.

2. Bảo vệ gan

Ở trẻ nhỏ, gan rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus. Đây là lý do tại sao trẻ nhỏ thường rất dễ mắc phải các bệnh có liên quan đến gan như vàng da, viêm gan và thương hàn. Các nghiên cứu cho thấy chà là có các đặc tính bảo vệ gan. Do đó, thêm chà là vào chế độ ăn của bé sẽ rất hữu ích đấy.

3. Điều trị loét dạ dày

Nếu kết hợp chà là cùng với các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày, điều này sẽ rất hữu ích đấy. Tuy nhiên, trước khi bé bị loét dạ dày ăn quả này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

4. Giúp răng chắc khỏe

Bạn có thể cho bé đang mọc răng ăn chà là chín để giúp răng bé phát triển khỏe mạnh. Khi nhai chà là, răng và nướu của bé sẽ được hoạt động. Do đó, chúng sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh.

5. Cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé khi bị sốt

Thêm quả chà là vào sữa cho bé uống khi bé bị sốt, ho và bệnh đậu mùa. Thức uống này rất giàu dinh dưỡng, giúp bé tăng tốc độ hồi phục.

6. Điều trị kiết lỵ

Trẻ nhỏ cũng có thể bị kiết lỵ, một tình trạng nhiễm khuẩn ở ruột già. Chà là có tác dụng hữu ích trong việc kiểm soát chứng bệnh này đấy.

7. Giảm táo bón

Chà là có tác dụng điều trị táo bón, một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hàm lượng chất xơ có trong chà là sẽ giúp cho việc đi tiêu của bé trở nên dễ dàng hơn.

Cho bé ăn chà là

8. Tốt cho thị giác

Chà là chín chứa một lượng lớn vitamin A, giúp mắt bé phát triển khỏe mạnh.

9. Tăng cường hệ miễn dịch

Các chất chống oxy hóa có trong chà là giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng và cải thiện hệ miễn dịch của bé.

10. Tăng nồng độ hemoglobin

Chà là có chứa một hàm lượng sắt rất lớn. Do đó, nó làm tăng nồng độ hemoglobin trong tế bào máu của bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh và không bị thiếu máu.

11. Tăng cân

Chà là giúp tăng cân. Nếu bạn đang muốn tìm cách tăng cân cho bé, chà là là một sự lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc.

12. Tăng năng lượng

Loại quả này giúp tăng năng lượng tuyệt vời bởi nó chứa rất nhiều các loại đường tự nhiên như sucrose, glucose và fructose.

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn chà là

Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất mong manh. Vì thế, khi cho bé ăn chà là, bạn cần phải lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho bé.

  • Đừng cho bé ăn chà là khi bé chỉ mới vừa bắt đầu ăn thức ăn đặc. Chà là khá cứng, nếu bạn cho bé ăn lúc này, bé sẽ khó nhai được. Mặc dù có những loại chà là khá mềm nhưng cho bé ăn lúc này vẫn còn hơi sớm. Khi cho bé ăn, bạn nên cắt nhỏ quả chà là để tránh tình trạng bé bị nghẹt thở.
  • Nếu bé đang trong độ tuổi tập đi, đừng để bé vừa ăn vừa đi để tránh tình trạng bị nghẹt thở.
  • Cho bé ăn những quả chà là đã chín với phần cơm ngọt. Chà là chưa chín có thể chứa tannin, một chất gây dị ứng dạ dày.
  • Chà là hấp là một lựa chọn tuyệt vời mà bạn có thể thử thay vì cho bé ăn chà là tươi hay luộc.
  • Chỉ nên cho bé ăn chà là tươi khi bé đã lớn và đã có nhiều nhận thức về các loại thức ăn khác nhau.

Cách thêm chà là vào chế độ ăn của bé

Có nhiều cách để thêm chà là vào chế độ ăn của bé. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thử:

  • Cắt nhỏ quả chà là, cho vào bột yến mạch và cho bé ăn
  • Nướng bánh với chà là
  • Thêm chà là vào sữa chua
  • Thêm chà là vào sữa của bé

Chà là rất dễ dính vào răng của bé, tạo ra vi khuẩn và gây sâu răng. Do đó, sau khi cho bé ăn xong, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé hoặc cho bé súc miệng bằng nước.

Một số món ăn với chà là

Chà là nghiền

Món chà là nghiền là một món ăn đơn giản mà bạn có thể chuẩn bị cho bé. Ngâm chà là qua đêm, sau đó vớt ra nhưng vẫn giữ lại nước. Cho vào máy xay nhuyễn, sau đó cho nước ngâm chà là vào để làm tăng hương vị của món ăn.

Sirô chà là

Cắt nhỏ những quả chà là đã được lấy hạt và rửa sạch. Sau đó cho vào chảo, đổ ngập nước, đun sôi cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Để nguội và cho vào một cái hũ được đậy nắp thật chặt để bảo quản.